Các thuốc làm tăng đường huyết
Cortisol hay các thế phẩm prednisolon, methylprednisolon dexamethason làm tăng đường huyết do tăng việc chuyển hóa glucose, tăng đề kháng . Cortisol có vai trò chuyển hóa glucose mạnh nên gây tăng đường huyết mạnh hơn các thế phẩm của nó. Dạng tiêm gây tăng đường huyết nhanh hơn dạng uống. Có 14 – 28% số người bị bệnh tiểu đường là do dùng corticoid kéo dài.
Hoóc-môn tuyến giáp levothyroxin, levothyrox, L-thyroxin gây tăng đường huyết, cơ chế chưa biết, song một phần là do làm tăng đề kháng . Việc tăng đường huyết chỉ xảy ra khi dùng liều cao, còn nếu dùng liều thấp và trung bình thì không gặp.
Các thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlorothiazid, chlorothiazid) nhóm lợi tiểu quai (furosemide, bumetanid ) sulfamid (acetazolamide, indapamid) làm hạ kali máu. Việc hạ kali máu sẽ làm cho tuyến tụy giảm quá trình chuyển thành ; ngoài ra các thuốc lợi tiểu còn làm tăng quá trình đề kháng . Do cơ chế làm tăng đường huyết của thuốc lợi tiểu thông qua làm giảm kali – máu nên chỉ liên quan đến ĐTĐ týp 2, không liên quan đến ĐTĐ týp 1.
Hoóc-môn estrogen, progesteron gây tăng đường huyết do làm tăng đề kháng với ở các mô. Nguy cơ này xảy ra nhiều các phụ nữ bị thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử ĐTĐ thai nghén.
Thuốc chống thải loại cyclophosphamid, tacrolimus làm tăng đường huyết, trong đó tacrolimus chống thải loại mạnh hơn làm tăng đường huyết tới 28%.
Nhóm ức chế beta gây rối loạn đường huyết trên nhiều vị trí khác nhau. Thuốc chẹn beta làm tăng đường huyết lúc đói lên 22%, nguy cơ này tăng cao nếu người bệnh lúc đói có đường huyết tăng hơn bình thường hay bị béo phì. Mức tăng đường huyết thay đổi tùy theo loại: atenolol 30%, metoprolol 34%, trong khi propranolol lại không gây tăng đường huyết.
Thuốc chủ vận beta 2 (salbutamol, terbutalin, ridodrin) kích thích tiết isulin đáng lẽ làm giảm đường huyết nhưng vì lại làm tăng tạo ra glucose ở gan nhiều hơn nên kết cục làm tăng đường huyết chung. Epinephrin, dopamin, thyophylin cũng gây tăng đường huyết theo cơ chế tương tự.
Phenytoin có thể gây tăng đường huyết nhiều do ức chế giải phóng từ tụy. Phenobarbital làm tăng chuyển hóa sulfonylure qua gan, làm tăng thải trừ chúng ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm tác dụng hạ đường huyết của thuốc ĐTĐ sulfonylure.
Các thuốc kháng viêm không steroid; thuốc chống mỡ máu niacin, acid béo marine (trong dầu cá), nicotin (trong thuốc lá), caffein (trong cà phê) đều làm tăng đường huyết ở mức nhẹ, hiếm khi gây ra hiệu ứng lâm sàng bất lợi trong điều trị ĐTĐ. Hoóc-môn tăng trưởng tái tổ hợp gây tăng đường huyết lúc đói nhưng thường chỉ trong phạm vi cho phép.
Siro ho cũng có thể gây tăng đường huyết
Các thuốc chứa đường với hàm lượng cao (như: siro ho, dung dịch tiêm truyền glucose) gây tăng đường huyết nhiều. Các thuốc chứa đường với hàm lượng thấp (như viên bao đường) không gây tăng đường huyết đáng kể ở liều điều điều trị.
Diazoxide là thuốc thư giãn cơ cục bộ được dùng với vai trò làm giãn mạch trong điều trị cao huyết áp ác tính, cũng được dùng để làm tăng đường huyết trong trường hợp bị hạ đường huyết (do khối u ở tụy làm tăng sản xuất) trong bệnh tăng bẩm sinh. Mức gây tăng đường huyết rất mạnh, cần tránh dùng để điều trị cao huyết áp cho người ĐTĐ. Ngay khi dùng với mục đích làm tăng đường huyết (khi bị hạ đường huyết, bị tăng bẩm sinh) cũng cần lưu ý đến liều lượng để tránh tăng đường huyết quá mức. Nitrosourea, steoptozotocin (dùng để điều trị ung thư đảo Langerhan ở tuyến tụy, làm giảm triệu chứng hạ đường huyết) song cũng do dược tính này mà nếu dùng liều quá cao thì lại làm tăng đường huyết. Mức gây tăng đường huyết của diazoxide steoptozotocin rất mạnh, có thể tạo nên bệnh ĐTĐ thực nghiệm trên động vật cho nên khi cần thiết dùng cho người thì chỉ dùng với liều thấp nhất có hiệu lực không được dùng kéo dài (sợ gây bênh tiểu đường cho người)
Những điều cần tránh
Với người bình thường, phần lớn thuốc gây tăng đường huyết chỉ có hiệu ứng tạm thời, không hại. Với người ĐTĐ, thuốc tăng đường huyết sẽ làm giảm hiệu lực kiểm soát đường huyết của thuốc ĐTĐ, nếu dùng liều cao có thể triệt tiêu toàn bộ hiệu lực này tạo ra tai biến tăng đường huyết. Vì thế người ĐTĐ cần có cách xử lý thích hợp:
Người đái tháo đường không nên hút thuốc
Đối với thuốc gây tăng đường huyết mạnh, người ĐTĐ nên: tránh dùng nếu có thể được. Ví dụ: khi bị ho không nên dùng loại siro ho nên dùng loại thuốc viên (người ĐTĐ một ngày có thể dùng tới 20 – 30g đường, dưới 10% tổng năng lượng dùng trong một ngày). Nếu vì cần thiết phải dùng thì nên chọn loại làm tăng đường huyết ở mức thấp. Ví dụ: để chống viêm cho người ĐTĐ không nên dùng corticoid (có mức tăng đường huyết mạnh, mà nên dùng kháng viêm không steroid có mức tăng đường huyết yếu).
Đối với thuốc gây tăng đường huyết ở mức nhẹ (không làm đảo ngược hiệu lực thuốc ĐTĐ) khi cần thiết (trị các bệnh mắc kèm hay biến chứng) người ĐTĐ vẫn dùng. Ví dụ: dùng hoóc-môn tuyến giáp để hỗ trợ chữa trị, điều trị suy giáp, dùng niacin chống mỡ máu, dùng acid béo marine (trong dầu cá) trong chứng tăng triglycerid,dùng phenytoin chống điều trị biến chứng thần kinh. Trong trường hợp này, cần phải khống chế liều lượng (như hướng dẫn của thầy thuốc) nhằm tránh tai biến tăng đường huyết.
Người ĐTĐ cũng không nên hút thuốc lá, dùng nhiều cà phê, lạm dụng nhiều kháng viêm không steroid dù những loại này có mức gây tăng đường huyết không cao.
DS.CKII. BÙI VĂN UY
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)