Có 2 loại đái tháo đường
Đái tháo đường týp 1: thuộc loại bệnh tự miễn, không thể phòng ngừa được, và là dạng đái tháo đường thường thấy ở trẻ em trên toàn cầu.
Tuy nhiên, do hậu quả của béo phì và lối sống tĩnh tại hiện nay ở trẻ em, đái tháo đường týp 2 cũng đang ngày càng tăng nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên.
• Toàn cầu hiện có khoảng 500.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị đái tháo đường týp 1.
• Mỗi một ngày trên thế giới có khoảng 200 trẻ bị đái tháo đường týp 1 và mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị đái tháo đường týp 1.
• Đái tháo đường týp 1 đang gia tăng ở trẻ em với tỷ lệ 3% mỗi năm, tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất ở lứa tuổi mẫu giáo (5%/năm.)
• Đái tháo đường týp 2 xảy ra cả ở trẻ em tại những nước phát triển và đang phát triển và đang trở thành một vấn đề sức khỏe công đồng nghiêm trọng cần được lưu tâm ..
• Đái tháo đường týp 2 có thể phòng ngừa được bằng việc thực hiện giảm cân (từ 7– 10% cân nặng cơ thể) và bằng cách gia tăng hoạt động thể lực cho trẻ .
Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:
+ Khát nước
+ Mệt mỏi.
+ Giảm cân.
+ Thường xuyên đi tiểu.
Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:
+ Đau bụng.
+ Đau đầu
+ Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.
Một số thức ăn mà trẻ em nên ăn
Theo các nhà chuyên môn, để hạn chế tiểu đường ở trẻ, cách tốt nhất là có một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều chất xơ, ít chất béo và tăng cường vận động cho trẻ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải kiêng khem quá mức khiến trẻ lại thiếu hụt dinh dưỡng.
Cụ thể là hạn chế ăn ngọt, uống nước có ga, các loại quả ngọt sấy khô, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, ăn các đồ rán, xào. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn, không để trẻ sử dụng nhiều đồ ăn đông lạnh, không cho trẻ dùng những thức ăn có chứa chất màu tổng hợp và đặc biệt không để trẻ dùng thức uống của người lớn và ăn quá thừa chất dinh dưỡng.
Thực phẩm cần cho trẻ ăn là ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai, các loại rau, quả chín như rau bí, rau muống, quả cam, táo, lê…; các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, sắt, acid folic. Bên cạnh việc ăn uống, vận động, các bậc phụ huynh lưu ý tới việc kiểm tra thường xuyên nồng độ đường trong máu của trẻ sẽ có giải pháp thích hợp.
Bên cạnh đó cũng phải kiểm tra lượng đường huyết của trẻ thường xuyên bằng máy đo đường huyết để kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể trẻ nhỏ
Xem thêm: hạt methi hỗ trợ điều trị tiểu đường.