Tiểu đường thai kỳ là gì?
Trong suốt quá trình mang thai, nhau thai tạo ra một nội tiết tố đặc biệt để thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này có khả năng làm kháng. Và chính vì bị kháng mà quá trình dẫn đường vào nuôi tế bào bị gián đoạn gây ra tình trạng đường huyết cao bất thường.
Tiểu đường thai kỳ không tốt cho thai nhi
Yếu tố nguy cơ
– Phụ nữ có thai trên 30 tuổi
– Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường Typ2
– Béo phì trước và trong quá trình mang thai
– Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
Phát hiện như thế nào?
Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình hoạt động của thai nhi gây ảnh hưởng tới. Đây là nguyên nhân tại sao phải kiểm tra đường huyết với thai phụ kể cả trước đó không bị tiểu đường. Trong quá trình mang thai, do nhu cầu năng lượng của người mẹ và thai nhi tăng cao nên lượng đường hấp thu vào cơ thể cũng tăng. Nếu bị giảm hoạt tính bởi nội tiết tố thì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ khá cao. Bác sỹ có thể cho làm xét nghiệm đường trong nước tiểu hoặc kiểm tra bằng que thử đường huyết. Lượng đường huyết chuẩn là từ 4-6 mmol/ dl trước ăn và sau ăn là từ 4-7 mmol/dl
Triệu chứng của bệnh như thế nào?
Cũng giống như những người mắc bệnh tiểu đường Typ1 và Typ2, người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có một số biểu hiện sau:
– Khát nước thường xuyên và uống rất nhiều
– Cảm giác thèm ăn và ăn nhiều
– Đi tiểu nhiều và sau khi tiểu thấy có vệt đường hoặc có ruồi, kiến bu vào
– Sụt cân, cơ thể mệt mỏi
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Cũng nhưng những người mắc bệnh tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ chỉ nguy hiểm khi đường huyết lên cao và không kiểm soát được. Riêng với tiểu đường thai kỳ, người mẹ cần được theo dõi thường xuyên ngay cả sau khi sinh. Việc duy trì đường huyết ổn định là điều tối quan trọng. Người mẹ nuôi con qua nhau thai nên khi đường huyết cao dẫn tới thai nhi tiết nhiều hơn để tiêu thụ lượng đường này. Thai nhi sẽ tăng cân nhanh và thường to hơn những thai nhi bình thường. Sau khi sinh 4-6 tiếng, em bé cần được theo dõi cẩn thận bởi có thể bé sẽ bị hạ đường huyết do bé đã hoạt động độc lập với mẹ. Bé sẽ không bị bệnh tiểu đường nếu duy trì cân nặng cho bé tốt ( không béo phì).
Tránh tiểu đường cho mẹ như thế nào?
– Ăn mỗi ngày 3 bữa chính, bữa phụ ăn kèm bánh và sữa
– Dùng nhiều rau xanh, chất xơ, tránh dùng nhiều chất béo
– Cân bằng các nhóm dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện nhất
– Tránh ăn nhiều đồ ngọt như nước ngọt, bánh kẹo…
– Duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn
Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện ở 5% số người mang thai nên bạn cũng không nên quá lo lắng. Kể cả khi bị mắc bệnh cũng cần bình tĩnh bởi chúng sẽ hết khi sinh con và không để lại biến chứng nếu chúng ta biết cách điều trị.
Thông tin bệnh tiểu đường xem thêm tại http://www.hatmethiando.net/