Hiện nay, những người bị bệnh tiểu đường vẫn thường “rỉ tai” nhau việc muốn khắc phục bệnh hãy sử dụng hạt methi. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng hạt methi hỗ trợ điều trị tiểu đường để không sử dụng sai cách làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Công dụng của hạt methi trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường
Với tên gọi khác là hạt cà – ri mà hạt methi là một cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Theo nghiên cứu ở Ấn Độ thì một bệnh nhân mắc tiểu đường sau khi sử dụng hạt methi khoảng 1 tháng đã giúp giảm lượng đường trong nước tiểu tới 54%. Tác dụng thần kỳ này cũng bởi axit amin 4 – hydroxyl – isoleucin ở trong hạt đã giúp kích thích việc tiết ra insulin để kiếm soát lượng đường ở trong máu người bệnh. Song bạn nên cẩn trọng khi sử dụng hạt methi hỗ trợ điều trị tiểu đường để tránh việc lạm dụng hạt làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết cũng như sức khỏe của người bệnh.
Các cách sử dụng hạt methi để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Dạng hạt rang: bạn có thể nhai trực tiếp hạt methi đã rang với liều lượng là 2 lần mỗi ngày. Trong đó mỗi một lần bạn có thể sử dụng 2 thìa hạt methi nhé.
– Dạng hạt ngâm: Với dạng hạt này thì bạn có thể sử dụng 3 – 4 thìa hạt methi chưa rang rồi ngâm vào nước lạnh để qua một đêm. Ngay lúc sáng dạy bạn hãy uống hết nước ở trong cốc và ăn cả phần bã của hạt methi nhé.
Lưu ý khi dùng hạt methi hỗ trợ điều trị tiểu đường
Dù có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường song bạn cần chú ý khi dùng hạt methi hỗ trợ điều trị tiểu đường bởi nếu lạm dụng sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Hiện nay, tuy WHO đã công nhận việc hạ đường huyết của hạt methi song các nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của hạt methi vẫn đang được thực hiện. Bạn chớ nên sử dụng nhiều bởi nếu dùng nhiều sẽ khiến mồ hôi hay nước tiểu của bạn có màu cà ri. Với những người bị dị ứng hạt methi sẽ có triệu chứng khó thở, phù lưỡi, phát ban,…Vì vậy, khi sử dụng hạt methi bạn cũng nên tìm hiểu về cách sử dụng và dưới sự hướng dẫn của các y bác sỹ.