Trong y học cổ truyền có nhiều dược liệu và bài thuốc được dùng để trị chứng thiếu sữa, như phương pháp tác động lên cột sống, dùng vị thuốc ( lá sung, trâu cổ, hoạt chất của hạt bông vải, vảy tê tê…). Tảo xoắn là dược liệu di thực, nhưng nó mau chóng được ứng dụng trong lâm sàng, cho tác dụng lợi sữa rất tốt. Hai công trình của bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TPHCM dưới sự chủ trì của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã xác định liều 0,2 – 0,8 g Spirulina/ngày/phụ nữ thiếu sữa. Liều này tác dụng kích thích lợi sữa và chất lượng của sữa khi dùng thuốc đáp ứng tốt tiêu chuẩn cho với sữa bình thường. Có thể xem uống tảo xoắn có tác dụng bồi bổ, song với liều như trên, thực sự tảo xoắn được xem như một hoạt chất lợi sữa. Đây là đề tài lý thú, nếu phân lập các nhóm hóa học và xác định tác động lợi sữa bằng phương pháp thích hợp, kể cả phương pháp định lượng hormon prolactin trong huyết tương, để xác định thành phần lợi sữa, chắc chắn sẽ có những chế phẩm tốt hơn nữa. Theo một hướng nghiên cứu khác, có thể phốii hợp tảo xoắn với một số dược liệu: tam thất, đương qui để bào chế dược phẩm dùng cho phụ nữ sau khi sinh, với tác dụng bổ dưỡng, lợi sữa.
( trích trong bài Tác dụng lợi sữa và làm đẹp trên tạp chí Khoa học phổ thông, chuyên đề về tảo Spirulina )
Xem thêm tại đây.