Cholesterol không thể phân hủy trong máu. Chúng được vận chuyển thông qua các lipoproteins, hỗn hợp của lipid và proteins. 2 loại lipoproteins đảm nhiệm việc chuyển cholesterol qua các thành mạch máu là: LDL(lipoproteins tỷ trọng thấp) và HDL (lipoproteins tỷ trọng cao). LDL cholesterol và HDL cholesterol, kết hợp cùng với triglycerides, tạo thành cholesterol toàn phần.
Các loại cholesterol trong cơ thể
LDL cholesterol được gọi là cholesterol xấu do khi xâm nhập vào trong cơ thể, LDL sẽ gây tắc nghẽn thành mạch máu và tạo ra những mảng xơ vữa, làm hẹp động mạch và tạo ra những cục máu đông, khiến máu không thể lưu thông, có thể gây ra chứng nhồi máu cơ tim (nếu bị tắc nghẽn ở động mạch vành tim) hoặc chứng tai biến mạch máu não (nếu có cục máu đông ở mạch máu của não) hoặc gây tê liệt các chi.
Cholesterol, hay còn gọi là HDL có khả năng loại bỏ LDL cholesterol ra khỏi thành mạch máu, đảm bảo lưu thông máu diễn ra an toàn. Sau khi bị đẩy ra khỏi thành mạch máu, LDL sẽ được đưa vào gan và đào thải khỏi cơ thể. HDL cũng đảm nhiệm trọng trách ngăn chặn quá trình oxy hóa, viêm nhiễm diễn ra trong cơ thể, đồng thời chống đông máu, kích thích hoạt động của tiểu cầu. Ngoài ra, HDL còn bảo vệ cơ thể khỏi các kí sinh trùng đường máu, tiêu biểu như Trypanosoma brucei, một loại kí sinh trùng gây ra bệnh ngủ châu Phi, đã khiến 48000 người sống ven khu vực Sahara thiệt mạng. HDL chiếm tỷ lệ từ 1/5 tới 1/4 lượng cholesterol trong cơ thể.
Triglycerides là chất béo được dự trữ trong cơ thể trong và sau khi ăn và được chuyển hóa thành năng lượng. Nồng độ Triglycerides cao sẽ gây ra chứng xơ vữa động mạch, và làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và hạ cholesterol tốt (HDL). Triglycerides thừa bắt nguồn từ các yếu tố: thừa cân, béo phì, thiếu vận động, hút thuốc… Lượng Triglycerides cao thường liên quan tới các bệnh về tim và bệnh tiểu đường.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, để không bị tấn công bởi các bệnh về tim mạch, lượng HDL trung bình cần > 1.03 mmol/L. Kể cả khi lượng LDL trong cơ thể không cao, nhưng nếu nồng độ HDL thấp, bạn vẫn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bị vi khuẩn cũng như các loại kí sinh trùng máu tấn công.
Như vậy, bổ sung cholesterol tốt là việc cần thiết đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ có số ít thảo dược và thực phẩm có thể bổ sung lượng HDL trong cơ thể, các loại thảo dược và thực phẩm làm giảm triglycerides và LDL cũng không có nhiều. Thảo dược methi Ấn Độ là một trong số rất ít các thảo dược có đầy đủ cả 2 yếu tố trên.
Một trong những công dụng chính của thảo dược methi chính là giảm cholesterol toàn phần và mỡ máu. Steroid saponin và chất xơ có trong hạt methi sẽ làm giảm khả năng hấp thu cholesterol ở trong máu, đồng thời, tạo ra một loại axit mật, khiến cho quá trình chuyển hóa LDL và mỡ máu diễn ra hiệu quả hơn.
Ngoài ra, một acid amin có trong hạt methi có tên khoa học là 4-hydroxyisoleucine có khả năng tăng tỷ lệ HDL-C/TC (tỷ lệ cholesterol tốt trên cholesterol toàn phần) lên tới 39%. Nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan cao, kết hợp cùng vitamin B3 (niacin) có trong hạt methi, lượng HDL được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng hạt methi.
Để tăng cường thêm cholesterol tốt, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất xơ. Ngoài thảo dược methi Ấn Độ, bạn có thể bổ sung HDL cholesterol bằng cách sử dụng chất béo không hòa tan omega-3 hay các loại thảo dược có thể làm gia vị như tỏi, hành. Cũng như thảo dược methi, chúng có những thành phần chống oxy hóa mạnh và có lợi cho tim mạch.
Tìm hiểu thêm về hạt methi giá rẻ Ấn Độ tại hatmethiando.net
xem thêm : mua hạt methi ở hà nội