Để hiểu rõ tại sao nồng độ đường huyết có thể tăng lên qua đêm trong khi bạn không ăn gì cả, chúng ta phải xem xem đường glucose từ đâu ra — và đi đến đâu — trong khi chúng ta ngủ.
Vì sao lại thế?
Ban ngày, các chất bột, đường mà chúng ta ăn được tiêu hóa thành glucose và được hấp thu vào trong trong máu. Một lượng glucose được hấp thu này đi vào gan, ở đó nó được lưu trữ để sử dụng sau này.
Vào ban đêm, trong khi chúng ta ngủ, gan phóng thích glucose vào trong dòng máu. Gan hoạt động như kho dự trữ glucose của chúng ta và giữ cho chúng ta được cung cấp đầy đủ cho đến khi chúng ta ăn sáng. Lượng glucose đã được sử dụng tương ứng với lượng glucose do gan phóng thích, như vậy nồng độ đường huyết được duy trì ở mức hằng định.
Kiểm tra đường huyết ban đêm
Gan được hỗ trợ để phóng thích vừa đủ lượng glucose thay thế cho lượng glucose được sử dụng trong đêm, và làm việc như là người truyền tin để báo cho gan biết sản xuất với lượng bao nhiêu là đủ. Nhưng nếu không đủ (như trong đái tháo đường tuýp 1), hay đủ lượng nhưng nó không thể trao đổi thông điệp của nó đến gan (như trong đái tháo đường tuýp 2), gan bắt đầu phóng thích nhiều glucose trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nồng độ các nội tiết tố như cortisol bắt đầu tăng vào những giờ đầu buổi sáng, có thể góp phần làm thay đổi hiệu quả của.
Kết quả là nồng độ đường huyết tăng lên. Điều này giải thích tại sao nồng độ đường huyết có thể tăng trong khoảng thời gian bạn đi ngủ và thức dậy vào sáng sớm.
Làm gì khi bị hiện tượng này?
Bạn có thể thay đổi thời điểm của các bữa ăn, uống thuốc hay tiêm để hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng lúc bình minh. Đầu tiên, lưu giữ bản ghi chép chi tiết những gì xảy ra vào buổi tối và vào buổi sáng, bao gồm nồng độ đường huyết của bạn, thói quen ăn uống, thuốc uống hay, và vận động thể lực. Sau đó, trao đổi với nhân viên y tế hay bác sĩ của bạn về những thay đổi mà bạn có thể làm được để hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng lúc bình minh.
Thông tin bệnh tiểu đường xem tại http://www.hatmethiando.net/