Tảo Nhật Bản Spirulina chứa các chất chống ôxy hoá, hơn 60% protein tự nhiên, dễ tiêu hoá, giàu acid béo cần thiết GLA và sắt dễ hấp thu. không có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rất giàu đạm thực vật có đầy đủ 18 acide amin quan trọng nhất cho cơ thể, rất giàu vitamin, các vitamin nhóm B, D, K, E…, đặc biệt là vitamin B12, giàu khoáng chất và các yếu tố vi lượng như, sắt, calcium, magie, kẽm…. chứa nhiều Beta-carotene, Chlorophyll, phycocyamin, các acide béo không no rất quan trọng GLA, Omega 3 và nhiều hoạt chất sinh học quý giá khác. Những vi chất sinh học có nguồn gốc thực vật này giúp cho cơ thể nâng cao được hệ thống miễn dịch, phòng chống ung thư, tẩy rửa độc tố, cải thiện hệ tim mạch và bồi bổ cơ thể, phòng trị bệnh tiểu đường mới khởi phát, chống táo bón…
HÌnh: tảo xoắn Nhật Bản
Thông tin dinh dưỡng:
Bột tảo xoắn nguyên chất
Hàm lượng protein trong Spirulina thuộc vào loại cao nhất trong các thực phẩm hiện nay, 56%-77% trọng lượng khô, cao hơn 3 lần thịt bò, cao hơn 2 lần trong đậu tương.
Hàm lượng vitamin rất cao. Cứ 1 kg tảo xoắn Spirulina chứa 55 mg vitamin B1, 40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2 mg vitamin B12, 113 mg vitamin PP, 190 mg vitamin E, 4.000 mg caroten trong đó β-Caroten khoảng 1700 mg (tăng thêm 1000% so với cà rốt), 0,5mg axít folic, inosit khoảng 500-1.000 mg, sắt là 580-646 mg/kg (tăng thêm 5.000% so với rau chân vịt), mangan là 23-25 mg/kg, Mg là 2.915-3.811/kg, selen là 0,4 mg/kg, canxi, kali, phốtpho đều khoảng là 1.000-3.000 mg/kg hoặc cao hơn (hàm lượng canxi tăng hơn sữa 500%), hàm lượng cacbon hydrat khoảng 16,5%.
Phần lớn chất béo trong Spirulina là axít béo không no, trong đó axít linoleic 13.784 mg/kg, γ-linoleic 11.980 mg/kg. Đây là điều hiếm thấy trong các thực phẩm tự nhiên khác.
Đối tượng dùng Tảo Nhật Bản Spirulina:
– Tăng khả năng đàn ông.
– Phụ nữ bị sạm da, da xanh tái, da lão hoá, có nhiều nếp nhăn.
– Người bệnh trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.
– Trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn.
-Vận động viên và người chơi thể thao.
– Người đang ăn kiêng, giảm béo.
– Người làm việc, ăn uống thất thường.
– Những người ít ăn rau xanh, trái cây các loại.
– Người ăn nhiều thịt.
– Người gày ốm, thiếu hụt dinh dưỡng.
– Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú hoặc phụ nữ đang mang thai.
– Người già yếu, tuổi cao cần bồi dưỡng sức khỏe…
Lưu ý:
Tảo xoắn Nhật Bản Spirulina khó gây ngộ độc do tích lũy vì hoạt chất trong tảo vừa dễ dung nạp, vừa dễ được đào thải nếu thặng dư. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, không nên dùng tảo một lần với lượng quá cao. Trái lại, nên chia đều trong ngày để hoạt chất vừa dễ được hấp thu vừa không gây gánh nặng cho cơ quan biến dưỡng như gan thận. Cũng đừng áp dụng tảo Spirulina với định kiến càng nhiều càng tốt. Cũng như với bất kỳ dược liệu nào khác, người dùng tảo Spirulina nên tùy theo cơ tạng, thể trạng và tình trạng bệnh lý mà linh động áp dụng như sau:
– Người bệnh tim mạch: Để chia sẻ gánh nặng cho trục tiêu hóa không nên dùng tảo ngay sau bữa ăn chính, ngoại trừ trường hợp dùng tảo ở liều thấp. Tốt hơn nên uống tảo khoảng 1 giờ sau bữa điểm tâm để tận dụng công năng trợ tim của khoáng tố magnesium và calcium trong tảo, sau khi đã kiểm soát huyết áp. Để tránh tác dụng lợi tiểu ban đêm khiến bệnh nhân có thể mất ngủ do thành phần kalium trong tảo, không nên dùng tảo Spirulina vào buổi tối.
– Người bệnh tiểu đường: Để vừa cung cấp dưỡng chất, vừa chống cảm giác đói bụng vốn là nỗi khổ của nhiều người bệnh tiểu đường, nên dùng tảo trước mỗi bữa ăn và nhất là vào buổi tối để người bệnh không bị dằn vặt vì cảm giác đói trong đêm rồi sinh mất ngủ. Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống viêm đa thần kinh ngoại biên có thể yên tâm dùng chung với tảo vì thành phần sinh tố B và nhiều loại acid amin trong tảo có tác dụng cộng hưởng với thuốc đặc hiệu.
– Người bệnh dạ dày: Nhằm tối ưu hóa công năng chống tác dụng xói mòn của chất chua trong dạ dày, vừa cung cấp chất đạm để làm lành ổ loét, nạn nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên dùng tảo theo kiểu hai mặt giáp công, uống trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút và sau bữa ăn khoảng nửa giờ, nghĩa là tối thiểu 3 lần trong ngày.
– Người lao tâm: Với người căng thẳng thần kinh vì stress, việc dùng tảo trước bữa ăn sáng với ly nước khoáng lớn (300ml) là biện pháp nên được thực hiện mỗi ngày. Nhưng quan trọng không kém là thói quen dùng tảo khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể kịp thời biến tryptophan trong tảo thành serotonin, hoạt chất giữ vai tro quyết định cho giấc ngủ yên bình.
– Người lao lực: Tùy theo mức độ suy nhược có thể dùng tảo sau mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Đừng bắt đầu với liều cao. Trái lại, nên bắt đầu với liều trung bình rồi tăng dần sau mỗi đợt dùng thuốc 5 ngày cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn thì trở lại liều thấp để ổn định tác dụng.
– Người cao tuổi: Để cung cấp dưỡng chất một cách hòa hoãn theo đúng nhịp sinh học của cơ thể người cao tuổi chỉ nên dùng liều thấp và chia đều trong ngày. Cách này cũng có thể áp dụng cho người chay trường, chẳng hạn dưới hình thức sau mỗi bữa cơm và thêm một lần trước khi đi ngủ. Riêng với người tập dưỡng sinh hay vật lý trị liệu thì 500mg tảo Spirulina sau mỗi buổi tập là điều cần thiết.
– Thai sản phụ: Bên cạnh chất đạm cần thiết cho sự tăng trưởng của thai nhi, trẻ sơ sinh, để cung cấp cho cơ thể acid folic, tiền sinh tố A, sắt … nên dùng tảo Spirulina ở liều trung bình trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Trong ba tháng cuối nên theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong suốt thời gian cho con bú, người mẹ có thể yên tâm dùng tảo với liều cao. Khéo hơn nữa là dùng tảo sớm hơn cho người muốn mang thai vì nhu cầu về acid folic bội tăng nhiều tuần trước khi thụ tinh.
– Trẻ con: Tảo Spirulina trên nguyên tắc có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ rối loạn tiêu hóa do lạm dụng thuốc kháng sinh, nhưng phải hỏi ý kiến thầy thuốc. Điểm bất lợi duy nhất là tảo có mùi vị không ngon khi pha vào sữa. Xin đừng quên liều trung bình mỗi ngày không được vượt quá 150mg/kg trọng lượng của trẻ/ngày.
– Công nhân: Với người phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, người làm việc trong văn phòng cao ốc đóng kín, việc áp dụng tảo Spirulina thường xuyên với liều trung bình, hay cho dù định kỳ 7-10 ngày trong tháng, chẳng hạn dưới hình thức sau bữa trưa và chiều, là một trong các biện pháp cơ bản để bảo vệ sức khỏe. Khéo hơn nữa là dùng tảo trước và sau ca trực cũng như tăng liều sau mỗi lần nghỉ bệnh.
– Vận động viên: Nên áp dụng tảo Spirulina dưới hình thức như sau dùng liều tối đa sau mỗi lần thi đấu liều trung bình sau buổi tập luyện và liều thấp sau mỗi bữa ăn để bảo tồn tác dụng trong suốt thời gian nghỉ ngơi.
– Người béo phì: Nhằm tận dụng chất xơ để kéo theo chất béo trong thực phẩm xuống thẳng ruột già, thay vì được hấp thu qua niêm mạc ruột non, cũng như để ức chế cảm giác đói, người muốn giảm cân nên dùng tảo Spirulina với liều trung bình nhưng trước mỗi bữa ăn chính khoảng 30 phút.
– Bệnh nhân sau đợt xạ trị, sau liệu trình chống lao: Để chống thiếu máu cũng như nhằm yểm trợ tiến trình tổng hợp kháng thể, nên dùng tảo Spirulina ở liều cao sau mỗi bữa ăn chính cho đến khi xét nghiệm huyết học trở về định mức bình thường. Sau đó có thể tiếp tục dùng tảo dài hạn ở liều trung bình.
Hoạt chất nào, dù là hóa chất tổng hợp hay nguyên liệu thiên nhiên, đều có thể trở thành độc chất nếu bị lạm dụng. Với tảo Spirulina cũng thế. Người tiêu dùng không nên tự ý áp dụng lâu dài nếu chưa tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Đối với những người đang bị bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng:
– Dùng từ 20-40 viên mỗi ngày chia làm 2-4 lần theo tiêu chuẩn của người Nhật.
– Người lớn có thể uống từ 10-20 viên mỗi ngày (tối đa là 20 viên).
– Trẻ em trên 5 tuổi có thể uống từ 6-10 viên mỗi ngày.
– Trẻ em dưới 5 tuổi 3-5 viên mỗi ngày.
– Người thừa cân, béo phì hay trong gian đoạn ăn kiêng (giảm béo) nếu muốn giảm cân nên uống Tảo biển Nhật Spirulina trước bữa ăn từ 15-20 phút. Nếu muốn tăng cân nên uống sau bữa ăn hàng ngày.
– Nên uống nhiều nước khi dùng tảo để có tác dụng tốt hơn cho cơ thể.
Xem thêm tại đây: http://www.yteonline.vn/list/taoxoan.htm