Ngày nay, hạt methi (Fenugreek) ngoài việc được sử dụng trực tiếp còn được điều chế dưới nhiều hình thức, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người như chiết xuất và bào chế thành dạng viên, dầu thoa, dùng làm trà… Nếu bạn đang điều trị bệnh đái tháo đường type II, hạt methi là cái tên nằm đầu tiên trong danh sách thảo dược hỗ trợ điều trị, giúp xua đi nỗi lo sợ phải cắt bỏ chi do biến chứng của bệnh. Chúng là một trong số ít thảo dược được Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính hạ lượng đường trong máu.
Giảm đường máu, khỏe tim mạch
Ngoài tác dụng hạ đường trong máu, hạt methi Ấn Độ còn làm giảm nhiều triệu chứng ở người đái tháo đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt, sụt cân. Riêng với bệnh nhân tiều đường type I do thiếu trong máu, các chuyên gia Ấn Độ đã thử nghiệm cho hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân này, giảm mức đường hiệu quả trong thời gian ngắn sử dụng. Kết quả này là nhờ a-xít amin 4-hydroxy-isoleucin trong hạt kích thích tiết , nhờ đó giúp kiểm soát đường trong máu. Ngoài ra, trong hạt methi còn chứa nhiều galactomannan, một chất xơ hòa tan tự nhiên, giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu.
Hình: người già và nỗi lo bệnh tiểu đường
Những người quan tâm tới sức khỏe của hệ tim mạch cũng nên dùng hạt methi vì chúng giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Tại Medical College (Ấn Độ), các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu trên 60 người không dùng bất kỳ loại thuốc hạ cholesterol nào. Thay vào đó, họ được ăn một bát súp có chứa khoảng 20g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và tối. Sau 4 tuần, mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỉ lệ là 14% nhờ giảm lipoprotein xấu một cách đáng kể. Cũng nhờ chất galactomannan mà hạt giúp ngăn chặn bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
Các tài liệu nghiên cứu ghi nhận trong hạt methi còn chứa protein 26,2%, lipid không no 5,8%; khoáng tố 3% gồm sắt, can-xi, phốt-pho, kẽm, ma-giê, ka-li, na-tri, man-gan, đồng; vitamin gồm có vitamin C, a-xít folic, thia min, riboflavin, niacin; chất xơ 3% và 44,2% là đường.
Alcaloit trigonellin, choline, saponin, chất dầu, flavonoid và chất nhầy trong hạt góp phần tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất, vi lượng và góp phần chống o-xy hóa tế bào.
hỗ trợ chữa trị, điều trị hơi thở và cơ thể có mùi khó chịu: Theo Lelord Kordel, nhà dinh dưỡng nổi tiếng ở Anh: “Ở những người thường xuyên uống trà pha chế từ hạt methi, chất dầu đặc biệt có trong thảo dược methi giúp cơ thể sạch sẽ và giúp cơ thể có mùi thơm”. Chất dầu thấm sâu vào các đường, các nếp nhăn trên các màng nhầy và ngấm vào các tế bào, giúp cho các tuyến nhờn, bã mồ hôi được tẩy sạch. Nhờ đó, giúp các tế bào trẻ hóa, tinh sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn.
hỗ trợ chữa trị, điều trị sưng tấy, phỏng lửa: Nghiền lá đắp như cao dán lên chỗ sưng đau hoặc đắp lên chỗ phỏng. Nó có tác dụng làm êm dịu và làm mát.
Điều kinh: Giúp phụ nữ không đau đớn trong mỗi khi đến tháng, trị huyết trắng. Nó còn làm giảm các triệu chứng nóng bừng mặt và khô rát âm đạo ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Lợi ích hỗ trợ chữa trị, điều trị bệnh khác:Hạt methi còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại các tác nhân gây hại như rượu, hóa chất, thực phẩm và giúp điều trị sạn thận rất tốt. Hạt còn được dùng để làm thuốc kích thích tình dục (aphrodisiac) và hỗ trợ chữa trị, điều trị ung thư vú. Chúng còn được ưa chuộng do nhiều lợi ích như hỗ trợ chữa trị, điều trị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, chống thiếu máu, hạ sốt, sốt rét; chống nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, ho, viêm phổi, viêm xoang, khó thở, nhiều đờm. Bạn có thể dùng 2 muỗng canh hạt methi cho vào 1 lít nước, đun lửa nhỏ trong 1 giờ rưỡi. Để nguội lọc lại, dùng súc miệng hỗ trợ chữa trị, điều trị viêm họng rất tốt.
Giúp trẻ lâu: Nhờ thành phần hạt methi có chứa các chất như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene có tác dụng chống ô-xy hóa tế bào. Ngâm mềm, nghiền hạt rồi đắp lên mặt mỗi đêm trước khi đi ngủ 30 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Loại mặt nạ này có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa các vết thâm nám, mụn cám, tàn nhang, giảm khô ráp, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.
Trị gàu: Ngâm 2 muỗng hạt trong nước và để qua đêm. Đến sáng hôm sau lấy hạt đã ngâm mềm đem nghiền nát thành một khối dẻo rồi bôi lên da đầu, sau đó để yên trong 1 giờ rưỡi. Gội đầu lại thật sạch, gàu sẽ giảm đáng kể.
Tăng tiết sữa: Hạt methi khô tán thành bột, trộn chung với bột mì và đường chế thành bánh để ăn. Dùng một lượng nhỏ (5-10g) hạt methi mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mau phục hồi sau sinh. Hạt xay thô uống mỗi ngày có tác dụng tăng tiết sữa.
Làm gia vị: Ở Ấn Độ, nhà nhà đều sử dụng hạt methi như một gia vị không thể thiếu để làm thơm các món ăn. Nó được trộn chung với bột nghệ và lá cà-ri. Họ cũng dùng nó để làm bánh mì và các loại bánh nướng.
Hạt có vị hơi đắng, gần như cần tây. Trong ẩm thực, tốt nhất là rang khô nhẹ trước khi ăn để giảm vị đắng (tuy nhiên nếu rang quá độ, hạt sẽ mất ngon). Dược sĩ Lê Kim Phụng (Tạp chí Sức Khỏe số 04, ra ngày Thứ Ba 01/03/2011, Mục “Phòng y học cổ truyền”)
Xem thêm tại đây.
Xem thêm hạt methi mua bán ở đâu hà nội