Có thể nói, căn bệnh tiểu đường là một thử thách về tinh thần, sức khỏe và cảm xúc. Bạn sẽ phải thay đổi lối sống thường ngày: phải cố gắng giảm cân, làm quen với những thực phẩm mới, kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên. Ngoài ra, không thể hỗ trợ chữa trị, điều trị khỏi, nên cuộc sống của bạn sẽ thay đổi, kèm theo những cảm xúc hết sức mạnh mẽ.
Theo một nghiên cứu của NICE, khi một người bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người đó sẽ trải qua các giai đoạn tâm lí tương đương với việc mất người thân:
– Hoài nghi
– Tức giận
– Trầm cảm
Những bệnh nhân tiểu đường đa phần đều sẽ trải qua một số trạng thái khác nhau, bắt đầu từ nghi ngờ kết quả xét nghiệm. Sau đó tâm trạng của người bệnh sẽ thiếu ổn định hơn vì sự thay đổi của lối sống và chế độ dinh dưỡng, liệu pháp điều trị kèm theo những cảnh báo nghiêm trọng của bác sĩ. Và cuối cùng, nhiều yếu tố, trong đó có nồng độ HbA1c tăng cao sẽ làm ảnh hưởng tới lượng đường huyết cùng với tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng. Và cảm giác giận dữ sẽ xuất hiện, chưa kể đến việc căng thẳng kéo dài sẽ dẫn tới chứng trầm cảm. Việc mất cân bằng cảm xúc có thể dẫn tới những cơn tai biến, đột quỵ hay đau tim, là những nguyên chính gây tử vong cho những người bị tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu từ Nhóm Hỗ trợ bệnh nhân Tiểu đường Quốc gia của Hoa Kì cho thấy việc phục hồi chứng trầm cảm có liên quan đến việc giảm 0,5-1 % nồng độ HbA1c trong máu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của người bệnh mà còn giúp họ tránh được những biến chứng khó lường của căn bệnh nguy hiểm này. Chính vì vậy, ngoài việc điều trị vật lí, những người bị tiểu đường cũng nên chú ý đến cảm xúc của bản thân, tránh những cảm xúc tiêu cực và gặp bác sĩ tâm lí.
Xem thêm thông tin về bệnh tiểu đường tại hatmethiando.net