Những nghiên cứu từ những năm 80 thế kỷ 20 của các nhà khoa học đã cho thấy hạt methi có xuất xứ từ Ấn Độ có tác dụng hạt đường huyết, giảm Cholesterol, giảm mỡ máu rất hiệu quả.Đặc biệt dùng tốt cho người bị tiểu đường.Hạt methi là cây họ đậu thường sinh sống ở vùng bán khô hạn, cây trưởng thành cao từ 60-80 cm và mỗi năm cho thu hoạch 2 lần.Các bộ phận khác của cây methi như lá và thân cũng có tác dụng rất tốt cho người bệnh tiểu đường.Đối với người tiểu đường có thể sử dụng methi thường xuyên, khi lượng đường đã ổn định thì uống giảm liều lượng để duy trì.Mỗi ngày sử dụng khoảng 30-50 g tùy mức đường huyết ở mỗi người.Có thể đun sôi với nước trong 3-5 phút rồi lấy nước uống trong ngày, có thể ngâm với nước lạnh từ đêm hôm trước rồi uống buổi sáng, hoặc nấu chè và tán bột ăn trong các bữa ăn hàng ngày
2. Giảo cổ lam
Giảo cổ lam (tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum) là một loại dược liệu quý có tác dụng hạ mỡ máu, bình ổn huyết áp, tăng cường chức năng giải độc của gan, bảo vệ hệ tim mạch, giảm cân, tăng lực, chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, hỗ trợ ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.Giảo cổ lam có thể sử dụng uống như trà hàng ngày.Đối với người cao huyết áp thì nên uống vào buổi sáng và đầu giờ chiều.Tuyệt đối không nên uống trước khi đi ngủ vì giảo cổ lam có chức năng hoạt huyết sẽ làm cơ thể hưng phấn gây hiện tượng khó ngủ.
3. Mướp đắng ( khổ qua )
có tác dụng thanh nhiệt mát gan, làm giảm mỡ máu. Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới chứng minh khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1C và giúp hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường rất tốt (đặc biệt là biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh ngoại biên). Mướp đắng dễ trồng và có tác dụng rất tốt nên từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian.Có thể thái mỏng phơi khô sau đó tán thành bột nhuyễn, hoặc cũng có thể lấy mướp đã phơi khô đó pha trà uống thay nước lọc hàng ngày.Đơn giản hơn chúng ta có thể dùng làm các món ăn hàng ngày như xào, hấp, nấu canh…
4. Cây thìa canh
Cây thì canh thường mọc ở những nước nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.Ở nước ta thì cây thìa canh phân bố chủ yếu ở những tỉnh miền bắc như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa…Tác dụng chính của thìa canh là tác dụng gián tiếp lên sự tiết của tụy tạng, làm giảm Glucoza niệu, làm mất vị ngọt của đường và vị đắng của thuốc trong vài giờ.Lá có tính nhuận tràng do có các dẫn xuất anthraquinon.Dùng cho người bị tiểu đường thì liều lượng khoảng 40-50g lá khô hãm với nước uống hàng ngày.
5. Tảo Spirulina
Tảo Spirulina có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa, phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư.Đối với bệnh tiểu đường thì tảo có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch, đồng thời bồi bổ sức khỏe, bổ sung các chất khoàng vi lượng cho người ăn kiêng.Với các loại tảo được chiết xuất thành viên thì có thể sử dụng từ 12-18 viên/ ngày chia 3 lần.
Các loại thảo dược có thể hỗ trợ rất tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng quan trọng nhất vẫn là ở người bệnh.Từ việc thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp, tập thể dục thể thao tới chế độ làm việc hợp lý.Chúc quý khách sức khỏe!
Thông tin bệnh tiểu đường, hạt methi Ấn Độ quý khách tham khảo thêm tại http://www.hatmethiando.net/