Tránh làm rớt máy.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng (> 30 độ C).
Kiểm tra máy định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần bằng cách mang máy đến các trung tâm bảo hành, chăm sóc khách hàng của hãng để được kiểm tra.
Ngay từ khi quyết định chon mua máy đo đường huyết nên tham khảo Bảng so sánh tính năng các máy đo đường huyết trên thị trường, để lựa chọn máy đo đường huyết có điều kiện bảo quản và hoạt động phù hợp với khí hậu, môi trường ở Việt Nam.
Để que thử tại nơi có nhiệt độ và độ ẩm cho phép được ghi rõ trên lọ que thử hoặc sách hướng dẫn sử dụng tiếng việt.
Trước khi mở nắp que thử cần kiểm tra xem niêm phong có còn nguyên vẹn không? Đọc kỹ hạn sử dụng đảm bảo hạn sử dụng còn.
Ghi ngày mở nắp lọ que thử lên phần để trống vỏ lọ que thử. Để đảm bảo sử dụng que thử trong vòng 3 tháng kể từ ngày mở nắp lọ.
Mỗi lần lấy que thử ra thử, cần đậy nắp lại ngay, que thử đã lấy ra cần tiến hành thử trong vòng 3 phút và không bỏ trở lại bên trong nếu không sử dụng.
Khi lấy que thử ra khỏi lọ cần dùng ngón tay khô và sạch.
Không để que thử tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.
Tự theo dõi đường huyết tại nhà với máy đo đường huyết
Mục tiêu kiểm soát đường huyết Đường huyết lúc đói: 80-110 mg/dl
Đường huyết sau ăn 2 giờ: 80-144 mg/dl HbAlc
Để làm được việc này, trước hết bệnh nhân tiểu đường cần có một máy đo đường huyết cá nhân. Những máy này rất nhỏ gọn, dễ sử dụng và có thể đem theo khi di chuyển. Đo đường huyết có thể thực hiện tại vị trí đầu ngón tay hoặc cẳng tay, nên đo trước và sau các bữa ăn. Đôi khi, bạn ăn món gì lạ hoặc đi dự tiệc cũng nên đo đường huyết ngay sau đó. Trước hoặc sau khi tập thể dục, buổi tối trước khi đi ngủ cũng là thời gian tuyệt vời để đo đường huyết. Tùy theo từng người có thể đo đường huyết 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp của mình.
Xem thêm: hạt methi hỗ trợ điều trị tiểu đường