Tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton
Định nghĩa hôn mê do toan ceton
Hôn mê do nhiễm toan ceton được đặc trưng bằng các triệu chứng như hôn mê, rối loạn ý thức, đường huyết tăng cao >20 mmol/l. Là một biến chứng nặng nhất, thường hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 1 hơn so với đái tháo đường týp 2. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khi nhiễm toan ceton
– Các sai lầm trong điều trị như: đái tháo đường nhưng không điều trị, bỏ thuốc, tự điều chỉnh liều thuốc không thích hợp, uống quá nhiều rượu bia…
– Do các nguyên nhân làm nặng bệnh như: nhiễm trùng, chấn thương, có thai, ỉa chảy mất nước…
Cơ chế bệnh sinh hôn mê do nhiễm toan ceton
– Cơ chế chủ yếu do thiếu cấp tính và tăng hoạt động của các hormon đối kháng với như glucagon, cathecolamin, cortisol, GH… dẫn đến rối loạn chuyển hoá làm tăng các thể cetonic trong máu dẫn đến nhiễm toan.
– Tăng đường huyết và các thể ceton trong máu sẽ dẫn đến đái nhiều mất nước, tăng áp lực thẩm thấu máu, nhiễm toan, mất điện giải. Sẽ tác động đến các tế bào thần kinh trung ương, giảm sử dụng oxy trong tổ chức não. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào càng làm cho sự mất nước nội bào càng rộng và bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê nếu không điều trị kịp thời.
Biểu hiện lâm sàng hôn mê do nhiễm toan ceton
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn tiền hôn mê).
– Có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ với các biểu hiện thường gặp: ăn nhiều, đái nhiều, khát và uống nhiều, gầy sút cân nhanh. Đôi khi có biểu hiện chán ăn, ăn kém, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.
– Dấu hiệu mất nước: da nhăn nheo, mắt trũng.
Giai đoạn toàn phát (giai đoạn hôn mê- nhiễm toan ceton nặng).
– Thay đổi tinh thần: ý thức lơ mơ, ngủ gà hoặc hôn mê. Bệnh nhân thở sâu, thở nhanh (30 – 40 lần/ 1phút).
– Biểu hiện của mất nước: khát nước nhiều, niêm mạc và da khô nhăn nheo, nặng có thể tụt huyết áp, nhịp tim nhanh.
– Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đi lỏng rối loạn nước và điện giải, đau bụng đôi khi giống đau bụng của ngoại khoa nhất là ở trẻ em.
– Biểu hiện bệnh của nguyên nhân gây mất bù: sốt, chấn thương, nhiễm trùng…
Kiểm tra huyết áp thường xuyên tốt cho người đái tháo đường
Xét nghiệm chẩn đoán hôn mê do nhiễm toan ceton
– Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.
– Xét nghiệm khí máu: pH giảm, dự trữ kiềm giảm, ceton máu dương tính.
– Ceton niệu dương tính.
– Đường máu cao > 20 mmol/L.
– Các xét nghiệm khác: có tình trạng cô đặc máu, nhiễm trùng…
Chẩn đoán hôn mê do nhiễm toan ceton
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm đường máu, ceton máu tăng và ceton niệu có toan hoá máu, pH giảm, dự trữ kiềm giảm.
Điều trị hôn mê do nhiễm toan ceton: bệnh nhân cần phải được nhập viện để điều trị
Nguyên tắc chung:
– Kiểm soát đường máu tích cực.
– Bồi phụ đủ nước và điện giải.
– Điều trị nguyên nhân dẫn đến hôn mê.
– Săn sóc đặc biệt: cho ăn theo chế độ của đái tháo đường và chống loét, chống nhiễm trùng.
– Kiểm soát đường huyết, cần phải dùng tác dụng nhanh.
Điều trị tấn công:
Truyền tĩnh mạch nhanh, điều chỉnh liều theo từng giờ cho đến khi đường máu dưới 12 mmol/L thì bổ sung thêm đường glucose 5% .
Điều trị duy trì:
– Khi đường máu giảm về bình thường và hết tình trạng toan, ngừng truyền và chuyển sang điều trị thông thường theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Sau một giờ phải xét nghiệm đường máu lại, điện giải đồ, pH, dự trữ kiềm để điều chỉnh liều cho phù hợp.
Truyền dịch:
Cần phải truyền đủ dịch dựa trên áp lực tĩnh mạch trung tâm (lượng dịch truyền chủ yếu là NaCl đẳng trương hoặc NaCl nhược trương, glucose 5%), lượng dịch truyền trong ngày có thể 5- 6 lít hoặc hơn nữa.
Bù đủ kali:
– Hạ kali máu nặng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và dẫn đến tử vong. Tuỳ theo tình trạng thiếu kali để bù đủ với liều có thể cho từ 2- 3g kaliclorua/ lít dịch truyền trong một giờ.
– Điều trị nguyên nhân và điều trị hồi sức tích cực.
Thông tin bệnh tiểu đường xem thêm tại http://www.hatmethiando.net/