Hạt Methi (tên khoa học Trigonella foenum-graecum L.) trong nhiều thế kỷ qua được sử dụng như một thảo dược, nó có tác dụng tăng lượng sữa cho bà mẹ mang thai và cho con bú. Sự rõ rệt của việc tăng lượng sữa này theo các bà mẹ là sau khoảng 2 tuần sử dụng. Nếu việc sử dụng không lâu dài và không đủ liều lượng thì kết quả mang lại không cao. Việc sử dụng ít hơn 6 viên nang (khoảng 3500 mg/ngày) không tạo kết quả với nhiều phụ nữ. Một cách để xác định xem bạn có sử dụng đúng liều không là tăng dần lượng Methi cho đến khi mồ hôi và nước tiểu của bạn bắt đầu có mùi si rô. Nếu có các vấn đề về hiệu ứng phụ, hãy ngưng sử dụng và xem xét các phương pháp khác để tăng lượng sữa. Hạt Methi có thể được sử dụng ngắn hạn để tăng cường khả năng cung cấp sữa hoặc dài hạn để bổ sung nguồn cung cấp. Không có nghiên cứu nào cho thấy có vấn đề với việc sử dụng dài hạn. Per Kathleen Huggins cho rằng: “Phần lớn các bà mẹ thấy rằng có thể ngừng sử dụng Methi một khi việc tạo sữa đươc kích thích ở một mức độ thích hợp. Việc tạo sữa được duy trì miễn là việc kích thích vú và cho bú được tiếp tục”.
Hình: hạt methi
Chúng tôi xin đưa ra liều dùng như sau:
Đối với Viên nang (580-610 mg)
– 2-4 viên nang, 3 lần mỗi ngày.
– 6-12 viên mỗi ngày (tổng cộng).
Đối với Viên nang (500 mg)
7-14 viên nang mỗi ngày (tổng cộng).
Đối với Bột hoặc hạt
– 1/2 – 1 muỗng cà phê, 3 lần mỗi ngày.
– 1 viên nang = 1/4 muỗng cà phê.
– Có thể hòa với một chút nước hoặc nước trái cây.
1-2 mL, 3 lần mỗi ngày (hoặc xem chỉ dẫn kèm theo sản phẩm).
Dùng như Trà
Một tách trà, dùng 2-3 lần mỗi ngày.
Hình: hạt methi tốt cho sữa mẹ
2. An toàn
– Hạt Methi thường được dùng để tạo mùi xi rô nhân tạo. Nó cũng được dùng như một thành phần thực phẩm phổ biến (cà ri, tương ớt, …) hoặc như một loại thuốc truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc, bắc Phi và Trung Đông. Nó là thành phần cơ bản của bột cà ri (thường được dùng trong các món ăn Ấn Độ) và hỗn hợp ngũ vị hương (thường được dùng trong các món ăn châu Á). Nó cũng có thể được chế biến ở dạng salad hoặc giá.
– Methi được xem là an toàn đối với các bà mẹ cho con bú khi được sử dụng điều độ. Nó có mặt trong danh sách thực phẩm an toàn của cục quản lý thực phẩm và thuốc men của Mỹ. Cũng như với nhiều loại thuốc và thảo dược khác, các hiệu ứng phụ khi sử dụng Methi cũng được ghi nhận (tham khảo thông tin về hiệu ứng phụ và an toàn phía dưới).
– Per Hale cho rằng: “Việc chuyển hóa Methi thành sữa vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ghi nhận các tác dụng không có lợi”. Hale xếp Methi vào nhóm Lactation Risk Category L3 (nhóm chất tạo sữa L3 an toàn)
hat methi lam tang sua me
(Nguồn: Internet)
3. Sử dụng hạt Methi trong thời kỳ mang thai
– Việc sử dụng liều lượng Methi ở dạng thuốc (không phải với hàm lượng trong cà ri) được xem là nguyên nhân kích thích tử cung. Methi có thể được sử dụng để gây hoặc hỗ trợ cho chứng đau đẻ và được xem như một chất điều hòa kinh nguyệt. Vì lý do này, không nên sử dụng Methi trong thời gian mang thai.
– Trong y học Trung Hoa, Methi được sử dụng như một phương thuốc chống mệt mỏi vào buổi sáng.
– Chỉ sử dụng với sự kiểm soát chặt chẽ trong thời kỳ mang thai. Khi sử dụng liều cao có thể gây co thắt tử cung, tuy nhiên vẫn an toàn khi nó được sử dụng ở dạng gia vị hoặc trong quá trình sinh nở.
– Motherlove Herbal xem Methi như một loại thảo dược làm sạch (sát trùng) vốn “quá mạnh hoặc kích thích” nếu được sử dụng trong quá trình mang thai.
– Một nghiên cứu đã sử dụng có hiệu quả Methi như một nguồn chất xơ để kiểm soát lượng đường và mỡ trong máu đối với các phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường.
– Đã có những ghi nhận về tác dụng gây co thắt đối với tử cung cô lập (ở lợn Ghinê), do đó không nên sử dụng Methi ở cuối giai đoạn mang thai.
– Nước và các chiết xuất cồn từ Methi là các chất giúp đẻ nhanh. Theo các nghiên cứu trên tế bào tử cung của lợn Ghinê cô lập thì Methi kích thích sự co bóp của các cơ trong tử cung.
– Methi gây ra tác dụng đẻ nhanh ở lợn Ghinê. Việc sử dụng nó ở người chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng Methi có khả năng dẫn đến SAB hoặc sinh non do tác dụng gây đẻ nhanh của nó. Do đó, không nên dùng Methi trong giai đoạn mang thai.
4. Các hiệu ứng phụ đối với em bé
– Phần lớn thời gian, trẻ em không bị ảnh hưởng bởi người mẹ có dùng Methi. Đôi khi, em bé cũng có mùi si rô như mẹ. Tuy nhiên, một số bà mẹ nhận thấy khi mình sử dụng Methi thì con mình đi phân lỏng, màu xanh. Triệu chứng này thường biến mất khi bà mẹ ngừng sử dụng Methi.
– Methi cũng có thể gây nên các triệu chứng GI ở bà mẹ (rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy) và điều này cũng có thể xảy ra ở em bé. Ngoài ra, mọi người đều có thể có phản ứng dị ứng với bất kỳ loại thảo dược bất kỳ và dị ứng với Methi (dù hiếm) cũng đã được ghi nhận.
– Một lý do khác đối với các dạng triệu chứng này (thay vì xem là một phản ứng với thảo dược) có thể là do nguồn sữa của bà mẹ tăng lên do dùng Methi và đây là các triệu chứng do thừa cung khi mà các em bé nhận được quá nhiều sữa non. Các triệu chứng đi phân lỏng, màu xanh thường là những triệu chứng cổ điển của việc cung cấp sữa quá mức.
5. Một số cách khắc phục:
– Thử sử dụng một loại thảo dược khác. Điều này có thể hữu dụng khi em bé có phản ứng với Methi trong sữa mẹ.
– Ngừng sử dụng hạt Methi Ấn Độ (và không chuyển sang dùng thảo dược khác).
– Tuy nhiên, vấn đề chính trong trường hợp này là Methi có thật cần thiết hay không. Nhiều bà mẹ cảm thấy lượng sữa của mình thấp trong khi thực tế không phải vậy.
– Không nên dùng Methi trong giai đoạn mang thai.
Xem thêm tại đây.
Xem thêm hạt methi mua bán ở đâu hà nội