Ảnh hưởng của mùa đông tới lượng đường huyết
Trong những tháng mùa đông, lượng HbA1c (lượng đường kèm theo protein tích tụ trong hồng cầu) có khuynh hướng gia tăng đột biến. Cơ thể sẽ cần nhiều hooc môn đường huyết hơn để chuyển hoá glucose thành năng lượng. Đặc biệt là khi bị cảm cúm, nguy cơ lượng đường huyết tăng còn cao hơn. Nguyên nhân chính là do cơ thể tiết ra hooc môn kháng bệnh, lượng hooc môn này sẽ giúp cơ thể chống chọi lại những tác nhân gây bệnh, những cũng khiến hooc môn đường huyết trong người khó hoạt động hơn.
Lượng đường huyết sẽ trở nên khó kiểm soát hơn sẽ dẫn tới những biến chứng phức tạp. Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1, axit sẽ tích tụ nhiều hơn trong máu và đe doạ tính mạng của người bệnh. Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2, lượng đường trong máu có thể tăng lên rất cao đến mức không thể kiểm soát. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý một vài thông tin khi mùa đông đến:
Kiểm tra lượng đường huyết ít nhất ba hoặc bốn giờ một lần nếu bạn bị cảm lạnh. Bác sĩ có thể bổ sung thêm hooc môn đường huyết cho bạn nếu nồng độ đường trong máu của bạn quá cao. Cần nắm rõ sự thay đổi về lượng đường trong máu để lường trước những biến chứng bất thường.
Nếu bạn không ăn, lượng đường trong máu của bạn có thể tụt xuống rất nhanh .Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể không cảm thấy đói khi bị cảm lạnh, nhưng bạn vẫn buộc phải ăn . Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên cố gắng ăn một loại thực phẩm với khoảng 15 gam carbohydrate mỗi giờ. Bạn nên thêm ngũ cốc, sữa chua và nước trái cây vào thực đơn của mình.
Bổ sung thêm dinh dưỡng và thức uống mỗi khi cảm lạnh
Nếu bạn bị sốt, ói mửa, hoặc tiêu chảy, hãy uống một cốc nước lọc sau mỗi giờ đồng hồ. Bạn có thể nhâm nhi thay vì uống ngay lập tức để tránh mất nước.
Nếu lượng đường huyết của bạn quá cao, bạn cần uống nhều nước hơn. Nếu bạn cần phải tăng lượng đường trong máu, hãy uống một cốc nước táo hoặc một chén nước gừng.
Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường, xem thêm tại: hatmethiando.net.