Methi là loại cây họ đậu, màu vàng nhạt và mùi đặc trưng và khi ăn có vị đắng. Với nhiều người, vị đắng của hạt methi khiến họ khó chịu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách giảm vị đắng của hạt methi khi sử dụng. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Bí kíp giảm vị đắng của hạt methi hiệu quả
Bởi có mùi thơm nồng đặc trưng, do đó, khi chế biến hạt methi với các món ăn khác, vị đắng của chúng có thể át đi mùi vị của các món ăn này. Với những người không quen hoặc không thích vị đắng, thơm nồng của hạt methi thì thật khó để sử dụng cho dù chúng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đi nữa. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi một vài bí kíp chúng tôi trình bày dưới đây sẽ giúp bạn.
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà bạn nên làm là thêm lá bạc hà khô vào món ăn có hạt methi. Lá bạc hà khô không chỉ có lợi cho sức khỏe của bạn mà vị thơm của chúng còn nhanh chóng loại bỏ mùi nồng, đắng của hạt methi. Nếu mùi hương đặc trưng của hạt methi gây khó chịu cho bạn thì nên chú ý liều lượng mà bạn sử dụng nhé!
Ngoài lá bạc hà khô, bạn có thể sử dụng hạt tiểu hồi hương để khử mùi hạt methi. Cũng tương tự như lá bạc hà khô, mùi hạt tiểu hồi hương cũng giúp át đi mùi của thảo dược methi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vì nếu sử dụng quá nhiều hạt tiểu hồi hương, mùi vị món ăn của bạn sẽ bị thay đổi đấy nhé!
Một cách khác nữa là bạn có thể cho vào món ăn của mình một ít sữa chua. Sau đó, khuấy đều lên và nếm thử xem sao. Tuy nhiên, lưu ý là đừng cho quá nhiều sữa chua vì chúng sẽ làm món ăn của bạn bị đóng cục. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng ớt cực gà, ớt đỏ hoặc nước cốt chanh cùng muối để giúp cho món ăn có hạt methi của bạn không còn vị đắng nữa bạn nhé!
Tác dụng tuyệt vời của hạt methi
Sau khi đã biết cách triệt tiêu vị đắng của hạt methi, bạn hãy nắm chắc những tác dụng tuyệt vời của hạt methi để sử dụng loại hạt này đều đặn mỗi ngày nhé!
– Hạ thấp glucose trong máu: Chất xơ tự nhiên có chứa nhiều trong hạt methi có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Từ đó, làm giảm lượng glucose trong máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ này còn có khả năng hạn chế lượng calo mà cơ thể hấp thụ, từ đó, giảm cảm giác thèm ăn, ăn quá no làm tăng trọng lượng cơ thể.
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Nhiều nghiên khoa học đã chứng minh, khi sử dụng hạt methi với liều lượng hợp lý mỗi ngày sẽ tốt với người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân bởi trong hạt methi có chứa chất acid amin 4-hydroxyisoleucine. Chất này có khả năng kích thích tuyến tụy tiết để cơ thể có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
– Giảm cholesterol: Nếu nồng độ cholesterol và lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch và các bệnh mạn tính khác. Hạt methi sẽ làm giảm lượng Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), từ đó giảm cholesterol trong máu.
Ngoài những tác dụng trên, hạt Methi còn có tác dụng ngừa và hỗ trợ điều trị sạn thận, diệt ký sinh trùng sốt rét, hỗ trợ điều trị lại bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị hơi thở có mùi hôi…
Trên đây là cách giảm vị đắng của hạt methi khi chế biến các món ăn. Hãy nắm chắc kiến thức này để sử dụng hạt methi một cách dễ dàng, nhanh chóng và như ý muốn của bạn nhé!