Nguyên nhân
1. Tổn thương đa dây thần kinh: Đây là nguyên nhân chính và quan trọng nhất trong việc gây lở loét bàn chân, bàn tay. Biểu hiện thường thấy là cảm giác tê bì, dị cảm, cảm giác bỏng rát, yếu cơ, teo cơ, giảm tiết mồ hôi, khô da có thể gây ra nhiễm trùng và loét.
2. Bệnh mạch máu ngoại vi: Việc Cholesterol máu tăng cao gây ra hẹp mạch máu ngoại vi, giới hạn dòng máu tới các chi. Giảm sút tuần hoàn gây ra các tổn thương, bàn chân lạnh, tê bì. Khi khám không thấy mạch mu bàn chân và chày sau.
3. Chấn thương: Những tổn thương bàn chân thường xuất hiện sớm ở các ngón chân hoặc các mô ngón bị mất cảm giác. Những ngón này dễ bị chấn thương và tạo ổ loét, sau đó dẫn tới hoại tử.
4. Nhiễm trùng: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có tuần hoàn kém, đường máu cao dễ hình thành những ổ nhiễm trùng. Hơn nữa phản ứng kháng vi khuẩn cũng bị hạn chế gây hậu quả là những vết thương nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng lan rộng nếu không được vệ sinh cẩn thận. Nhiễm trùng lan rộng cộng với việc tuần hoàn máu kém có thể phải cắt cụt chi.
Yếu tố nguy cơ dẫn tới chấn thương bàn chân
– Nguy cơ ở nam cao hơn ở nữ
– Tuổi càng cao nguy cơ càng lớn bởi tuần hoàn giảm sút, đề kháng kém hơn người trẻ tuổi.
– Thời gian mắc bệnh tiểu đường càng dài thì nguy cơ càng cao bởi những tác động của đường huyết cao diễn ra trong nhiều năm.
– Đường huyết cao thì nguy cơ càng cao
– Mỡ máu cao thì dễ gây hẹp các mạch máu dẫn tới tuần hoàn kém
– Dùng các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu bia…
– Đi giầy dép chật làm tuần hoàn máu kém đi cũng là nguy cơ gây ra chấn thương bàn chân
Loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường
Các loại vết loét và cách xử lý
1. Loét do tổn thương thần kinh
Dấu hiệu:
– Xuất hiện ở vùng chịu nhiều áp lực như gót bàn chân, mắt cá chân…Những vùng này thường dễ sinh ra các vết chai chân, thiếu máu dẫn tới hoại tử.
– Mép ổ loét do tổn thương thần kinh thường dày hơn bình thường, nền vết loét có mô hạt màu đỏ, dịch tiết ít
– Mất cảm giác đau
Xử lý:
– Đệm miếng xốp rộng hơn khoảng 2cm lên vùng tổn thương. Nếu có dịch thì không dùng xốp.
– Cắt lọc chỗ bị chai chân
– Thoa gel làm mềm lên vùng da bị dày ( không dùng cho kẽ ngón chân)
– Giữ chân khô ráo và có cách tắm riêng cho chân
– Hạn chế đi lại và tạo áp lực cho vùng tổn thương
2. Loét do thiếu máu cục bộ
Dấu hiệu:
– Thường xuất hiện ở mép bàn chân và ngón chân
– Ổ loét khô và có hạt màu xanh xám, đóng vảy khô
– Có cảm giác đau
– Mạch có hoặc không
Xử lý:
– Không cắt lọc da
– Bôi gel chỉ định cho thiếu máu cục bộ
– Không dùng băng ép
– Giữ chân khô ráo khi tắm
Cách chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
1. Kiểm tra chân hàng ngày
Nên tạo thói quen kiểm tra chân hàng ngày, tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Mục đich kiểm tra là xem có các dấu hiệu của bệnh như trên không. Ở những nơi khó nhìn có thể nhờ người thân hoặc tự dùng một cái gương nhỏ để soi.
2. Rửa chân và làm sạch chân mỗi ngày
Rửa chân bằng nước ấm, xà phòng trung tính hàng ngày. Không ngâm chân quá 5 phút. Sau khi rửa thì lau khô chân bằng khăn mềm. Da bị khô có thể dùng kem làm mềm nhưng không được bôi vào kẽ ngón chân.
3. Mang giầy tất và dép phù hợp
Nên mua tất bằng len hoặc cotton để thấm hút mồ hôi tốt. Không dùng tất quá chật đặc biệt là ngón chân. Chọn giày rộng mũi bàn chân, đế cao su dày. Không đi giày mà không đi tất.
4. Giữ cho mạch máu lưu thông tốt
Đặt chân lên cao ngang người khi ngồi xuống, không bắt chéo chân hoặc khoanh chân quá lâu. Tập vận động hàng ngày, cử động ngón chân 5 phút và thực hiện 2-3 lần trong ngày.
Đây chỉ là những phương pháp khắc phục hậu quả sau khi đã bị biến chứng. Quan trọng nhất với bệnh nhân tiểu đường chính là hạn chế tăng đường huyết ở mức tối đa. Hiện nay ngoài những thuốc biệt dược còn có thảo dược giúp kiểm soát đường huyết tốt như hạt methi Ấn Độ, Giảo cổ lam, tảo bột GTF Nhật Bản…
Thông tin bệnh tiểu đường xem thêm tại http://www.hatmethiando.net/