Dưới đây là một số loại thực phẩm phổ biến nhất:
1. Cải soong (cresson), còn được gọi là xà lách xoong, có tên khoa học là Nasturtium officinale, họ cải Brassicaceae. Cải soong có thể ăn sống, nấu canh, trộn dầu giấm, hoặc xào thịt bò. Cải soong có chứa rất nhiều khoáng tố hàm lượng khá cao (10 – 45mg%), như canxi, photpho, sắt, mangan, đồng, kẽm, iot, vitamin C (hơn 40mg%), A, B, PP, carotene, protein, glucid, nhiều chất xơ và chất dầu có lưu huỳnh. Cải soong bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp nhiều chất khoáng cho cơ thể chống thiếu máu, hỗ trợ chữa trị, điều trị bệnh hoại huyết, có tính lọc máu, giải độc cơ thể, các bệnh thuộc đường tiết niệu và gan mật, làm hạ đường huyết.
Nhờ chất dầu có tính kháng khuẩn nên cải soong còn có tác dụng phòng chống cảm cúm mùa hè. Khi thấy trời oi bức, người mệt mỏi, lấy mỗi lần khoảng 100g cải soong, rửa sạch, vò hoặc giã nát, lọc lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày.
2. Ðậu cô ve (đậu tây), tên khoa học là Phaseolus vulgaris, họ đậu Fabaceae. Trong quả có chứa glucoquinin và axit silisic, nhiều protein, khi quả già chín thì xuất hiện một loại anbumin độc, nhưng khi đun sôi thì chất này bị phá hủy. Ðậu cô ve có thể luộc, xào với thịt, nấu canh… có tác dụng lợi tiểu và làm giảm lượng đường trong máu nên dùng điều trị phù thũng và bệnh tiểu đường. Có thể dùng dạng nước sắc: lấy khoảng 100g vỏ quả đậu khô ngâm trong 2 lít nước cho mềm, đun sôi nhanh, lấy nước uống trong ngày.
Hình: rau củ quả giảm được đường huyết
3. Hành tây, Allium cepa, họ hành Alliaceae thường dùng để xào thịt bò, trộn gỏi, chiên bột, chế dầu giấm ăn sống… Hành tây rất giàu chất khoáng như Ca, Na, Fe…, tinh dầu disulfur allyl, protid, glucid, chất xơ, nhiều vitamin B1, B2, PP và C. Hành tây được dùng làm thuốc hỗ trợ chữa trị, điều trị ho, chống nhiễm khuẩn, huyết khối, xơ cứng động mạch, mệt mỏi, hỗ trợ chữa trị, điều trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và làm hạ đường huyết. Mỗi ngày sử dụng 100-200g dạng tươi.
4. Khổ qua (mướp đắng) tên khoa học Momordica charantia, họ bầu bí Cucurbitaceae. Khổ qua thường được nấu với tôm, dồn thịt, làm gỏi, làm dưa hoặc ăn sống. Khổ qua tính mát, chứa nhiều chất đắng có tên momordicin, nhiều acid amin như adenine, betain, vitamin B, C, hạt có dầu và chất đắng.
Khi còn xanh khổ qua có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, nhuận trường, sáng mắt, hạ đường huyết. Tại khoa y học cổ truyền, bài thuốc khổ qua kết hợp với lá đa dạng trà điều trị tiểu đường trên lâm sàng cho kết quả rất tốt. Khi chín khổ qua có tác dụng bổ thận, kiện tì, dưỡng huyết. Quả, thân lá đều được dùng, mỗi ngày 1-2 quả hoặc 20g dây lá phơi khô sắc lấy nước uống.
5. Hạt Methi Ấn Độ hay còn gọi là Fenugreek, được trồng ở Ấn Độ trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả, tên khoa học là Trigonella faenum graecum L., thuộc họ đậu. Hạt Methilà một trong số ít dược thảo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ đường trong máụ, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường của hạt methi cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người.Hiện nay y học đã nghiên cứu, chiết xuất được một số hoạt chất có trong hạt Methi, hoạt chất này giúp hạ lượng đường trong máu rất tốt. Nghiên cứu cho thấy tác dụng hạ đường huyết rất hữu hiệu nhất là ở những bệnh nhân bị tiểu đường không tùy thuộc vào, còn gọi là tiểu đường type 2.
Hạt Methiđược sử dụng như một gia vị ở Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông trong nhiều thế kỷ. Các học viên của Ayurvedic và Y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng và tài liệu hạt methi cho nhiều ứng dụng y học của nó. Gia vị này được xuất khẩu theo các hình thức của nó và cả dạng bột cũng như dạng chiết xuất dầu được sử dụng rộng rãi như là thảo dược bổ sung, các ứng dụng điều trị, ẩm thực, trà, nước hoa và nhuộm. Các nhà nhập khẩu chính của methi ở Ấn Độ là Ả Rập Saudi, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, Anh, Singapore và Sri Lanka.
Khoai lang, tên khoa học là Ipomoea batatas, họ Convolvulaceae. Ngoài củ khoai lang thường luộc chín hoặc chiên để ăn, làm thuốc nhuận trường, bệnh trĩ; trong dây và lá khoai lang chứa nhiều chất bổ dưỡng như adenin, betain, cholin, khoáng tố, trong ngọn lá còn có thêm một chất có tác dụng giống như, nhờ vậy mà đọt khoai lang được dùng điều trị bệnh tiểu đường. Phơi khô sắc uống mỗi ngày từ 15-20g.
6. Tỏi, tên khoa học Allium sativum, họ Alliaceae, ngoài các tác dụng tốt như kháng sinh, hỗ trợ chữa trị, điều trị cảm cúm, hỗ trợ chữa trị, điều trị giun, chống vữa xơ động mạch, hạ huyết áp, phòng chống ung thư, tỏi còn có tác dụng điều hòa hàm lượng glucose trong máu, nhờ đó giúp ổn định đường huyết. Mỗi ngày 4-5 tép tỏi có thể nhai sống, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20-40 giọt.
7. Quế, tên khoa học là Cinnamomum loureirii, họ long não Lauraceae. Trong tây y, quế và tinh dầu quế là aldehyd cinnamic có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn dùng để hỗ trợ chữa trị, điều trị chứng trụy mạch; đông y coi quế là thuốc hỗ trợ chữa trị, điều trị chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau quặn bụng, bế kinh… Tuy nhiên quế có tính đại nhiệt nên khi sử dụng cần phải thận trọng cho người già yếu, phụ nữ có thai. Theo kết quả nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), quế giúp kiểm soát đường huyết rất hữu hiệu. Bệnh nhân tiểu đường type 2 mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong sáu tuần không những giúp giảm lượng đường huyết mà còn giảm được cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể.
8. Sinh địa (địa hoàng) tên khoa học Rehmannia glutinosa, họ hoa mõm sói Scrofulariaceae. Củ địa hoàng có màu vàng tươi như nghệ, sau khi đào lấy củ, phơi khô rồi đem ủ, củ sẽ thành sinh địa có màu hơi đen mốc và thể chất mềm dẻo. Trong thành phần có chứa nhiều carotene, glycosit rehmanin. Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính hàn, hỗ trợ chữa trị, điều trị suy nhược, thiếu máu, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều… Sinh địa còn có tác dụng ức chế đường huyết nên dùng để điều trị tiểu đường, mỗi ngày 10-15g dạng thuốc sắc.
Xem thêm tại: http://www.hatmethiando.net/c/thong-tin-benh-tieu-duong.htm