Nguy cơ suy thận, mù mắt từ biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa đường huyết mạn tính phổ biến. Khi mắc, cơ thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Bệnh có 3 loại chính.
Tiểu đường tuýp 1: Chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.
Tiểu đường tuýp 2: Còn gọi là bệnh không phụ thuộc insulin (NIDDM) thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành.
Tiểu đường thai kỳ: Là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị.
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị thì chỉ sau một thời gian có thể có những biến chứng cấp tính và mạn tính, ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim.
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí tử vong. Biểu hiện là cơ thể bị hạ đường huyết, nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
Nhiễm toan ceton: Đây là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân là do thiếu insulin đã gây ra những rối loạn trong chuyển hóa protein, lipid, cacbohydrat.
Hôn mê tăng glucose không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu): Là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao, bệnh nhân thường có biểu hiện rối loạn ý thức từ nhẹ, lơ mơ đến nặng, hôn mê. Bệnh nhân thường gặp ở những người mắc tiểu đường tuýp 2 trên 60 tuổi, nữ thường gặp hơn nam.
Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột: Hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều bị hạ đường huyết thấp hơn 3mnol/l trong khi mức đường máu (glucose máu) bình thường khoảng 4,0 – 5,6 mnol/l.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng cấp tính là người bệnh do ăn uống kiêng khem, dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, uống rượu nhiều hoặc mức đường huyết của người tăng cao… Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng cấp tính thường cảm thấy run rẩy, cồn cào, vã mồ hồi, choáng váng.
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính xuất hiện từ 10 đến 20 năm sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm do không được quan tâm điều trị.
Biến chứng tim mạch: Tắc mạch vành tim, xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, có thể gây bại liệt hoặc tử vong.
Biến chứng thần kinh: Tổn thương thần kinh ngoại biên bệnh nhân có biểu hiện tê bì, giảm cảm giác, yếu cơ, dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân. Người bệnh da khô, tiêu chảy, loạn nhịp tim, táo bón, đại tiện không kiểm soát, rối loạn cương dương ở nam hay khô âm đạo ở nữ giới khi bị tổn thương thần kinh thực vật.
Biến chứng thận: Do hàm lượng đường trong máu luôn cao nên gây tổn thương vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng bài tiết và lọc của thận gây suy thận.
Biến chứng mắt: Giảm thị lực, đục thuỷ tinh thể, mù loà…
Biến chứng khác: Bệnh nhân tiểu đường cũng dễ nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng răng miệng, lợi, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục…
Cách ngăn ngừa biến chứng
Biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm nhưng có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Hiện nay, người bệnh thường sử dụng thuốc tây y, bên cạnh việc điều trị thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như có thể tăng men gan, nguy cơ nhờn thuốc khi dùng dài ngày.
Người bệnh có thể dùng thảo dược thiên nhiên như mướp đắng, hạt methi, lô hội, dây thìa canh để hạ và ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, bổ sung nguyên tố vi lượng: chrom, alpha lipoic acid, magie, kẽm, selen, BoniDiabet cũng là cách để ngăn ngừa biến chứng.
Chrom: Có vai trò chuyển hóa đường, chất béo, phối hợp và làm tăng hoạt tính của insulin, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Hàng ngày lượng chrom đưa vào cơ thể mỗi người vẫn ít hơn 20% so với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, quá trình lão hóa, béo phì, mang thai, uống nhiều rược bia, bệnh tật, nhiễm virus … làm cơ thể thiếu hụt. Tuổi càng cao thì lượng chrom dự trữ trong cơ thể càng giảm, ở tuổi 70 chỉ còn một nửa so thanh niên. Vì vậy, mỗi người cần chú trọng bổ sung chúng.
Alpha lipoic acid: Giúp bảo vệ vi mạch ở đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận, chống tác hại trên thần kinh ngoại biên do tình trạng đường huyết dao động, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng và tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết.
Magie: Những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường typ 2 so với người ăn nghèo magie.
Có nhiều nghiên cứu y học cũng chỉ ra rằng, magie tham gia quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Ngoài ra, chúng còn tham gia tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương, đảm bảo tính bền vững trong dẫn truyền và sự co cơ, điều hòa hàm lượng đường trong máu, ổn định huyết áp.
Hạt methi chữa bệnh tiểu đường như thế nào ?
Theo tổ chức Y tế thế giới cũng công nhận những hoạt chất có trong hạt methi không những làm hạ đường huyết ở người tiểu đường type 2 mà còn làm giảm những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, suy yếu và sụt cân.
Trong hạt methi có chứa axit amin 4-hydroxy-sioleucin kích thích sự tiết insulin do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có nhiều galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Như vậy hạt methi được công nhận rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường cả hai type.
Ngoài ra hai chất kể trên, hạt methi còn chứa nhiều vitamin và khoáng tố vi lượng góp phần tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp bổ sung dưỡng chất chống oxy hóa tế bào. Ngoài ra galactomannan còn là chất xơ hòa tan tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn và làm giảm cholesterrol trong máu.
Cơ chế tác động của hạt methi chữa bệnh tiểu đường
– Đầu tiên hạt methi chữa bệnh tiểu đường có thể làm chậm quá trình hấp thụ của carbon.
– Thứ hai hạt methi chữa bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng làm ức chế quá trình vận chuyển glucose.
– Tác động cuối cùng và quan trọng của hạt methi chữa bệnh tiểu đường là nó giúp trì hoãn quá trình trống rỗng dạ dày.
Cách dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường
– Dùng hạt đã được rang sơ cho thơm: nhai ngày hai lần, mỗi lần hai muỗng nhỏ
– Dùng dạng hạt ngâm: mỗi tối lấy tầm 1 – 2 muỗng hạt chưa rang đem ngâm trong một cốc nước lạnh đến sáng dậy uống hết nước trong cốc và có thể nhai nuốt luôn cả hạt methi.
– Dùng dạng bột: uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần một muỗng nhỏ (loại muỗng cà phê khoảng 5g) bột hạt hòa trong nước hoặc sữa.
– Nấu cháo giống như nấu cháo đậu ăn sáng là rất tốt.