Vì sao trẻ em bị tiểu đường?
Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường là Typ1, thường xảy ra khi tuyến tụy không tiết. Chính vì vậy mà đường huyết tăng rất cao do không có dẫn đường đi tới các tế bào. Bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu do di truyền, bẩm sinh nên. Bệnh nhân cần sử dụng trong suốt phần cuộc đời còn lại
Bệnh tiểu đường Typ2 cũng có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ béo phì, thừa cân, ăn quá nhiều đồ ngọt. Người mắc bệnh tiểu đường thường phải kiêng khem để có thể điều tiết được lượng đường trong máu. Việc điều trị tiểu đường Typ2 ở trẻ em là khó khăn hơn rất nhiều ở người lớn bởi cơ thể trẻ cần năng lượng để phát triển. Không thể bắt trẻ ăn theo một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, và đặc biệt là trẻ không ý thức hết được về tính quan trọng của biện pháp này. Não của trẻ cũng phải được cung cấp đường thường xuyên để làm việc và hoàn thiện. Nhưng việc hạ đường huyết sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới não trẻ. Trẻ có thể bị giảm trí thông minh, giảm thị lực.
Trẻ em như búp trên cành…
Biểu hiện của trẻ như thế nào?
Cũng giống như ở người lớn, trẻ em có biểu hiện đặc trưng khi bị tiểu đường như:
– Uống nhiều nước mà vẫn thấy khát
– Ăn nhiều mà vẫn bị sụt cân
– Tính tình thay đổi
– Mệt mỏi, không có tinh thần làm việc
– Tiểu nhiều
Lưu ý và biến chứng
Khi phát hiện trẻ bị tiểu đường cần phải lưu ý một số điều sau đây:
– Bệnh tiểu đường Typ1 không liên quan đến việc ăn uống và phải điều trị bằng suốt đời
– Bệnh tiểu đường không lây qua bất cứ con đường nào và chỉ qua di truyền
– Trẻ lớn lên thì bệnh cũng vẫn đi theo trẻ ( không hết như tiểu đường thai kỳ)
– Những biến chứng ở trẻ cũng giống như ở người lớn nhưng thường xuất hiện sau 10 tuổi.
Làm gì khi trẻ bị tiểu đường?
Khi xuất hiện các triệu chứng như trên cần đưa trẻ đi thử máu ở các bệnh viện để có thể biết chắc trẻ có bị bệnh hay không. Khi đã mắc bệnh cần tập cho trẻ một thói quen ăn uống khoa học, hàng ngày tập thể dục thể thao đều đặn. Có thể dùng thêm một số thảo dược có lợi cho bệnh tiểu đường như hạt methi Ấn Độ, mướp đắng, giảo cổ lam, tảo xoắn… để ổn định đường huyết. Quan trọng nhất vẫn là giáo dục và ý thức cho trẻ về bệnh để trẻ chủ động hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Thông tin bệnh tiểu đường xem thêm tại http://www.hatmethiando.net/