Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính. Có lượng đường trong máu của cơ thể luôn cao hơn mức bình thường. Do cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Bệnh nhân mắc tiểu đường cơ thể không chuyển hóa đường từ thực phẩm vào tế bào để tạo năng lượng. Lượng đường đó tồn động trong máu và tăng dần đẫn đến tiểu đường và gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như mắt, thận, thần kinh, …
Có những loại tiểu đường nào bệnh tiểu đường lây qua đường nào?
Có 3 loại tiểu đường là: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào? Để trả lời câu hỏi chúng ta cần tỉm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Ở mỗi loại tiểu đường khác nhau lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Bệnh tiểu đường mãn tính, người mắc tiểu đường tuýp 1 thiếu insulin do tuyến tụy không sản sinh ra insulin. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và vị thành niêm với 2 độ tuổi 4-7 tuổi và 11-14 tuổi. Bệnh tiểu đường tuýp 1 chiếm 10% số người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều tài liệu cho thấy nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là do di truyền và các yếu tố môi trường.
Bạn hoàn toàn có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1 nếu có những điều sau đây:
– Gia đình có mẹ hoặc anh chị em ruột mắc tiểu đường tuýp 1
– Có sự hiển diện của kháng thể bệnh tiểu đường
– Tiếp xúc với viruts gây bệnh
– Thiếu vitamin D, sử dụng sữa bò, sữa bột trước 4 tháng tuổi.
Từ những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 trên đây ta hoàn toàn khẳng định được rằng: Bệnh tiểu đường lây qua đường nào? Bệnh tiểu đường tuýp 1 không lây mà chỉ ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên không phải gia đình có bố mẹ bị tiểu đường thì con cái cũng bị tiểu đường mà nó còn phụ thuộc vào lối sống, chế độ ăn uống của có điều kiện để phát triển thành bệnh hay không?
· Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Người mắc tiểu đường tuýp 2 đề kháng với insulin, điều này có nghĩa là cơ thể vẫn có khả năng sản sinh là insulin nhưng insulin không có khả năng chuyển hóa được glucose vào tế bào thành năng lượng cho cơ thể. Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm đa số đến 90-95% bệnh nhân mắc tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 được xác định nguyên nhân là do chế độ ăn uống và lối sống. Do người bệnh ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều mỡ, gây thừa cân béo phì, có một số khác lại là do di truyền. Và tiểu đường tuýp 2 không có khả năng lây truyền.
· Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ: Trong quá trình mang thai nhau thai tạo ra các kích thích tố để duy trì thai kỳ, tuy nhiên các kích thích tố này lại vô tình làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin.Do đó mà phụ nữ mang thai rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin đẫn đến lượng đường vận chuyển đến các tế bào giảm, lượng đường trong máu tăng cao. Tất yếu thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Xuất phát từ tất cả những nguyên nhân đã đề cập ở cả 3 loại tiểu đường trên đây
chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở khoa học để trả lời câu hỏi: Bênh tiểu đường lây qua đường nào? Rằng: Bệnh tiểu đường không lây, không lây qua đường nào. Có chăng nó chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Có từ 25-30% người mắc bệnh tiểu đường có gia tộc họ hàng trước đây có người mắc chứng bệnh này rồi. Những anh chị em song song thường có tới 30-50% cả hai cùng bị nhiễm bệnh đồng thời .
Những người có họ hàng thân thích mắc chứng bệnh tiểu đường thường dễ bị nhiễm hơn những người bình thường. Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ cao mắc chứng tiểu đường, cân nặng của bạn vượt chuẩn 10% thì nguy cơ nhiễm bệnh tăng 3 lần, cân nặng vượt chuẩn 25% thì nguy cơ nhiễm bệnh gâp 3,8 lần so với khi có cân nặng bình thường. Bên cạnh đó lối sống thiếu vận động làm cơ thể không tiêu hao calo, tích tụ nên mỡ thừa trong cơ thể, là nguyên nhân gây nên chứng tiểu đường. Một số nhân tố khác phải kể đến đó là các vi khuẩn, viruts tạp nhiễm một số chất độc hóa học cũng là yếu tố gây ra bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường không lây truyền từ người này sang người khác. Chúng ta hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với các bệnh nhân tiểu đường mà không cần lo lắng.
Bệnh tiểu đường lây qua đường nào?
Bệnh tiểu đường không lây nhưng nó lại để lại nhiều biến chứng, hệ lụy cho người bệnh. Người bệnh dễ bị suy giảm thị lực, có thể mù lòa, mắc các vấn đề về tim, suy giảm chức năng lọc và bài tiết của thận gây suy thận, dễ bị nhiễm trùng và các bệnh thần kinh.
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sinh hoạt như bình thường nếu giữ mức đường huyết ổn định. Người bênh cần trang bị cho mình những kỹ năng sống thoải mái, chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống năng động. Điều đó có nghĩa là:
Thứ nhất người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, không lo âu suy nghĩ. Bởi căng thẳng có thể càng làm tăng mức đường huyết trong máu của bạn. Hãy hít thở thật sâu, thư giãn, đi bộ, làm điều mình thích, nghe nhạc, ….
Thứ hai, người bệnh cần có chê độ ăn uống lành mạnh: Cần có thực đơn cân đối vừa không để lượng đường trong máu tăng quá cao vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể đảm bảo sức khỏe. Nên bổ xung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả. Chọn thức ăn ít calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, muối. Uống nhiều nước. Hạn chế rượu bia, nước ngọt
Thứ ba, tăng cường rèn luyện cơ thể, luyện tập thể dục thể thao, kiếm tra huyết áp, theo dõi lượng đường huyết thường xuyên. Khi lượng đường huyết tăng cao đột biến cần gặp bác sỹ. Theo dõi lắng nghe các cơ quan khác trong cơ thể như tim, thận, thần kinh, chân, … để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra.