Người bị bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Và các nhóm đồ ăn dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên cần lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, có hàm lượng đường, và hàm lượng tinh bột hợp lý. Để không làm lượng đường trong máu tăng cao. Nhằm đảm bảo ổn định glucose máu, tránh những biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất và đó là những loại thực phẩm gì
Dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Bởi chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Để tìm hiểu về các món ăn tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Hoặc là các món ăn mà người tiểu đường không nên ăn. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về những đồ ăn tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé.
Nhóm thực phẩm giàu đạm tốt cho bệnh nhân tiểu đường là
– Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá basa,… là các thực phẩm giàu chất đạm. Những món ăn này không chỉ cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Mà nó còn là nguồn cung cấp các vitamin, omega 3 dồi dào rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
– Gà tây, gà ta: đối với các loại thịt gia cầm, phần da tập trung nhiều mỡ. Lipit chứa thành phần choleterol không tốt cho người bệnh. Nhưng phần thịt ức gà lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng lý tưởng cho cơ thể, người bệnh nên ăn thịt gà nạc, ức gà rất tốt.
– Các loại đậu và cây họ đậu không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều loại vitamin, axit amin, nguồn cung cấp canxi lý tưởng cho bệnh nhân
– Trứng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
– Đậu phụ cũng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Một li nước đậu nành không đường hàng ngày rất tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường.
Nhóm đồ ăn tinh bột tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường
Nhiều người lầm tưởng rằng người bị bệnh tiểu đường không được ăn các loại đồ ăn có chứa tinh bột. Nhưng có nghĩa là phải kiêng tinh bột, kiêng cơm, kiêng mỳ, kiêng phở, … Người bệnh có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Hạt ngũ cốc nên bổ xung có: gạo hoang, gạo nứt, hạt diêm mạch, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt ăn liền như yến mạch,…
Nhóm lipit – chất béo
Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất? Nhóm thực phẩm chất béo cần đẩy mạnh các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như:
– Quả bơ, hạt bơ, ô liu
– Đậu nành, đậu phụ
– Dầu thực vật: dầu oliu, dầu nành, dầu bắp, dầu hướng dương
– Quả hạch: hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hồ trần
– Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia
– Các loại cá: cá hồi, cá ngừ
Nhóm rau xanh tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Rau là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của con người. Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý cho bệnh tiểu đường cần tăng cường các thực phẩm rau xanh. Rau củ giàu chất xơ và các vitamin không chứa tinh bột là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho các bệnh nhân tiểu đường
Cần chú ý nêm gia vị nhạt trong mỗi bữa ăn của bệnh nhân, khẩu phần ăn nên có 50% là rau xanh một số loại rau như:
– Rau lá xanh: cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bông cải trắng
– Dưa leo
– Măng tây
– Củ đậu
– Tâm hoa atisoo
– Cải brussel
– Hành, tiêu
Các loại hoa quả ăn tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường là
Cần lựa cho các loại trái cây ít ngọt. Trái cây không chỉ cung cấp chất chống oxy hóa, các vitamin, khoáng chất, chất xơ làm no trái cây, nó còn có thể dùng thay thế các món đồ ngọt không tốt cho sức khỏe (bánh ngọt, kẹo, đường, mía, bánh kem, bánh quy). Lựa chọn đúng loại, đúng lượng trái cây sẽ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho bệnh nhân tiểu đường.
– Táo, đào, mơ, mận, lê
– Các loại dưa
– Các loại dâu: việt quất, mân xôi, dâu tây
– Cherry, cam, kiwi
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sử dụng các loại sữa tách béo nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Và các loại sữa tươi thanh trùng hoặc tiệt trùng. Trong các loại sữa này chứa hàm lượng đường rất ít.
Các loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa như là đồ ngọt bánh kẹo các loại, món ăn nhẹ từ thịt nguội như xúc xích, lạp xưởng, hotdog, sữa nguyên kem, sữa có đường, trái cây sấy, trái cây đong hộp- tẩm đường.
Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất? Không chỉ cần chế độ ăn hợp lý mà chế độ ăn cũng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục đích – hướng điều trị của bác sỹ. Bên cạnh đó bệnh nhân đái tháo đường cần tập luyện, vận động thường xuyên để nâng cao và duy trì sức khỏe. Nên uống nhiều nước mỗi ngày 2 lít nước giúp làm tăng quá trình trao đổi chất, kích thích tiêu hóa. Chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng của bác sỹ, giúp hạn chế những biến chứng của bệnh tiểu đường.