Bệnh tiểu đường không nguy hiểm
Trên thực tế, bệnh tiểu đường là nguyên nhân tử vong nhiều hơn cả bệnh ung thư vú và HIV/AIDS gộp lại. Bệnh tiểu đường type 2 chiếm tới 90% số trường hợp mắc bệnh nhưng lại thường xuyên được chẩn đoán muộn 7-10 năm (có khi hơn thế). Chẩn đoán muộn gây ra những biến chứng nặng nề cho người bệnh. Thử máu định kỳ hàng năm cho đối tượng nguy cơ mắc cao là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm.
Mắc bệnh tiểu đường do ăn quá nhiều đường
Dĩ nhiên là mọi người không nên ăn nhiều chất đường vì đường không có lợi nhiều cho sức khỏe và có nhiều đồ ăn khác ngon hơn. Nhưng bản thân chuyện ăn nhiều đường không gây ra bệnh tiểu đường. Bằng chứng là vào thời bao cấp, chúng ta ăn rất nhiều gạo (một loại chất đường), ít chất béo và đạm hơn, nhưng lúc đó đâu có nhiều bệnh nhân tiểu đường.
Thừa cân gây ra bệnh tiểu đường?
Béo phì là một trong những nguy cơ gây bệnh tiểu đường
Không đúng. Điều cần hiểu đúng là tình trạng thừa cân béo phì được coi là một trong những nguy cơ gây bệnh. Có rất nhiều người thừa cân béo phì nhưng không bị mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường còn do nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp như tuổi tác, lối sống ít vận động, tình trạng kháng, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đa nang buồng trứng, stress, nhiễm độc, đẻ con to do mắc tiểu đường khi có thai, gen gây bệnh .và cả những nguyên nhân mà lúc này đây khoa học còn chưa biết hết.
Mắc bệnh tiểu đường phải có một chế độ ăn đặc biệt
Người mắc tiểu đường không phải ăn chế độ ăn ‘kiêng’ khắt khe như đã từng được khuyến cáo. Thay vào đó là chế độ ăn theo hướng dẫn cho bất kỳ người khỏe mạnh bình thường nào khác. Đó là chế độ ăn giảm (không phải là tuyệt đối không ăn) chất béo động vật bão hòa (mỡ động vật, đặc biệt là mỡ trong phủ tạng); hãy ăn thực phẩm đa dạng về nguồn gốc, sử dụng các loại thực phẩm an toàn, các loại thảo dược nguồn gốc tự nhiên, như hạt methi trong quá trình phòng, chống; khối lượng ăn tùy theo thể trạng (nếu đang thừa cân: giảm lượng ăn; nhưng nếu đang thiếu cân: phải ăn nhiều hơn). Nếu như trước khi được chẩn đoán bệnh, bạn chưa ăn uống khoa học thì nay là thời điểm tốt để thay đổi.
Tiêm có nghĩa là bệnh đã nặng?
Không phải như vậy. Với người mắc bệnh tiểu đường type 1 vì tụy không còn sản xuất được thì nhất thiết cần tiêm mới cho phép có cuộc sống ‘khá bình thường’. Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2, ở giai đoạn sớm chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tập thể dục và nếu cần dùng thuốc uống có thể đưa đường máu về bình thường. Khi thuốc uống không đủ hiệu lực nữa, việc tiêm sẽ thực sự giúp làm chậm hoặc hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng. Bệnh tiểu đường có bản chất thiếu so với mức cần thiết. Sự nặng nhẹ do các biến chứng quy định, không phải do việc tiêm hay không (ví dụ một người bệnh tiểu đường type 2 chưa phải tiêm nhưng đã bị nhồi máu cơ tim hoặc biến chứng mắt, thần kinh thì nặng hơn người đã tiêm nhưng chưa có các biến chứng kia).
Chỉ có người nhiều tuổi mới mắc bệnh tiểu đường?
Sai. Ngày nay không còn khái niệm quen thuộc bệnh tiểu đường type 1 là ở trẻ em, bệnh tiểu đường type 2 là ở người lớn tuổi. Theo ghi nhận tại Việt Nam, người mắc tiểu đường type 2 dưới 40 tuổi ngày càng đông, thậm chí có trẻ em 9-10 tuổi đã mắc loại bệnh tiểu đường trước kia chỉ ‘dành riêng’ cho người có tuổi?!.
Sự thay đổi lối sống chính là thủ phạm gây nên sự biến đổi này. Để phòng bệnh, ngay từ trẻ hãy ít xem tivi hơn, vận động nhiều hơn, ăn ít đi để tránh thừa cân béo phì.
Xem thêm thông tin về bệnh tiểu đường và cách phòng, chống tại: www.hatmethiando.net/c/thong-tin-benh-tieu-duong.htm