Giảo cổ lam thường được gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm với tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Giảo cổ lam là cây thảo có thân dây mảnh dạng dây, leo lên nhờ những tua cuốn đơn ở phần nách lá. Giảo cổ lam có cây cái và cây đực riêng biệt. Lá cây dạng lá đơn xẻ chân vịt sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ với nhiều hoa nhỏ màu trắng, những cánh hoa rời xoè thành hình sao, bao phấn đính thành đĩa, bầu hoa với 3 vòi nhuỵ. Quả khô của cây có hình cầu, đường kính từ 5 – 9 mm, quả khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao khoảng 200m – 2.000 m trong rừng ẩm, thưa ở Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước khác thuộc châu Á.
Xem clip giới thiệu Giảo cổ lam: http://www.youtube.com/watch?v=RAORSLWoHI4
Giảo cổ lam mọc tự nhiên trên dãy Phanxipang
Thành phần chính có trong Giảo cổ lam là flavonoit, saponin. Số sapoin trong Giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với saponin trong nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học tương tự cấu trúc của nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra Giảo cổ lam có chứa các vitamin, chất khoáng như sắt, kẽm, selen, phốt pho, mangan…
Thất diệp đảm là loại cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc từ lâu xem cây này như một vị thuốc trường sinh, người dân thuộc tỉnh Quý Châu pha trà thất diệp đảm uống thường xuyên thì tuổi thọ của họ kéo dài hơn. Loại cây này còn được gọi là cây nhân sâm phương Nam hay cây nhân sâm 5 lá, mặc dù trên thực tế loài này không có họ hàng với nhân sâm chính thống. Loại cây này cũng được dùng nhiều ở Nhật Bản với tên gọi amachazuru, Hàn Quốc với tên dungkulcha và nhiều nước khác.
Năm 1997, giáo sư Phạm Thanh Kỳ trường Đại học Dược Hà Nội đã phát hiện ra cây thất diệp đảm trên núi Phan Xi Păng thuộc tỉnh Lào Cai – Việt Nam và được giáo sư Vũ Văn Chuyên thuộc trường Đại học Dược Hà Nội xác định đúng là loại cây Gynostemma pentaphyllum. Ngoài ra, cây thất diệp đảm còn được tìm thấy ở một số địa phương khác thuộc vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam.
Độc tính
Không giống như phần lớn các loài trong họ Cucurbitaceae, cây giảo cổ lam không chứa thành phần độc tính
Tác dụng
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng Hỗ trợ chữa trị, điều trị bệnh của Giảo cổ lam:
– Tác dụng Hỗ trợ chữa trị, điều trị cholesterol: giảm cholesterol toàn phần, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
– Tác dụng Hỗ trợ chữa trị, điều trị bệnh huyết áp: chống huyết khối và bình ổn huyết áp ( đưa huyết áp trở lại trạng thái cân bằng),
– Tác dụng tới hệ tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não.
– Tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
– Tác dụng tăng cường sinh lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
– Tác dụng ngăn và phòng ngừa bệnh: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
– Tác dụng hỗ trợ Hỗ trợ chữa trị, điều trị ung thư : hỗ trợ ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.
– Tác dụng Hỗ trợ chữa trị, điều trị hiện tượng mất ngủ: giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
– Tác dụng Hỗ trợ chữa trị, điều trị các bệnh liên quan đến não do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não, hỗ trợ ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu lên não.
– Tác dụng Hỗ trợ chữa trị, điều trị bệnh về gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.
– Tác dụng làm đẹp và giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ Hỗ trợ chữa trị, điều trị và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.
Xem thêm tại đây.