Nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể là từ đường và protein. Với những người bình thường thì đường với khẩu phần được khuyến cáo là chiếm 10% năng lượng mỗi ngày. Nhưng mới đây nhất vào ngày 5/3/2014, tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến cáo nên giảm khẩu phần từ đường xuống còn một nửa ( 5%) để tránh sâu răng và nguy cơ gây bệnh béo phì , tiểu đường. Như vậy, đối với người có chỉ số phát triển cơ thể bình thường thì không nên ăn quá 06 thì càfe đường mỗi ngày.Đồ ngọt chứa một lượng lớn đường trong đó. Từ khi ngành công nghiệp đồ uống và đồ ăn nhanh phát triển thì tốc độ gia tăng của bệnh béo phì cũng như tiểu đường cũng tỉ lệ thuận theo đó. Hiện nay có rất nhiều người mắc hội chứng nghiện đồ ngọt và phổ biến ở các nước Châu Âu cũng như Bắc Mỹ. Hội chứng này đang lan mạnh sang các nước ở Châu Á và Việt Nam không phải ngoại lệ. Theo thống kê thì hội chứng này khiến mỗi năm có tới hơn 2,8 triệu người trưởng thành tử vong chưa kể một số lượng lớn khác mắc các bệnh như tiểu đường và béo phì.
Ăn nhiều đồ ngọt và béo có nguy cơ gây bệnh tiểu đường
Đối với người hiện đang bị bệnh tiểu đường thì việc hạn chế ăn đồ ngọt càng quan trọng. Làm sao để xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ năng lượng cho cả ngày mà không làm đường huyết tăng nhanh? Để thực hiện điều này cần loại bỏ ngay các loại đồ ngọt nhân tạo ra khỏi thực đơn hàng ngày. Đồng thời thay vào đó là những loại rau củ quả vì chúng chứa ít đường hơn và chứa nhiều vitamin tốt cho đề kháng cơ thể.
Một số loại rau ít gây tăng đường huyết mà vẫn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể rau bina, rau cải xanh, rau muống, ngót, mồng tơi…. Hay một số loại cây họ đậu như đậu nành, đậu tương, lạc ,đậu Hà Lan, hạt methi Ấn Độ… Khi ăn chúng ta nên ăn cả phần xơ bởi chúng giúp giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu.
Hoa quả có thể kể đến như ổi, bưởi, táo, lê, anh đào, lựu,mơ, bơ ,xoài… có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.Một số loại hoa quả không tốt cho bệnh tiểu đường như chuối, nho , dứa, dưa hấu, cam… thì nên hạn chế tối đa.
Để tránh việc đường huyết lên cao đột ngột cũng nên tuân thủ theo chế độ sau: Mỗi lần không ăn quá 150g và cách 6 giờ mới ăn lần thứ 2, uống nhiều nước ngay sau khi ăn.
Như vậy, khi mắc bệnh tiểu đường thì người bệnh cũng không cần thiết phải “cạch” tất cả các loại đồ ngọt. Xây dựng chế độ ăn hợp với cơ thể mỗi người là hợp lý nhất.
Thông tin bệnh tiểu đường xem thêm tại http://www.hatmethiando.net/