Giảo cổ lam Việt Nam có cùng họ với Giảo cổ lam của Nhật Bản, Trung Quốc
Thưa GS.TS Phạm Thanh Kỳ, nguồn gốc nghiên cứu về dược liệu Giảo cổ lam có phải xuất phát từ Nhật Bản và Trung Quốc?
Đúng như vậy, cây Giảo cổ lam là một loại dược liệu rất quý hiếm và mới chỉ phát hiện thấy ở Thái Lam, Nhật Bản và Trung Quốc. Loại cây này được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản dưới tên gọi Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc có tên gọi là Jaogulan.
Trong một dịp đi công tác tại Trung Quốc, chúng tôi tình cờ được biết đến thảo dược quý này và ngay sau khi trở về Việt Nam, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã quyết tâm đi tìm trên những dãy núi ở Việt Nam có điều kiện khí hậu tương tự những nơi đã tìm thấy thảo dược Giảo cổ lam ở Trung Quốc.
Nơi đầu tiên Giáo sư phát hiện ra cây Giảo cổ lam ở đâu?
Nơi đầu tiên chúng tôi tìm thấy Giảo cổ lam là trên rừng nguyên sinh núi Phanxipăng thuộc tỉnh Lào Cai, ở độ cao khoảng 2.000m.
Thưa Giáo sư, sau khi phát hiện ra cây Giảo cổ lam thì quá trình nghiên cứu loại dược liệu này diễn ra như thế nào?
Chúng tôi phải theo dõi để chờ đến khi cây ra hoa và đơm trái chứ không phải là xác định được ngay đó là cây Giảo cổ lam. Bởi khi cây có hoa, có quả thì mới xác định được chính xác tên khoa học của nó, lúc này mới có cơ sở để đối chiếu với các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc xem nó có phù hợp không. Thời gian để xác minh được điều này mất cả năm trời. Sau khi thực hoàn tất hiện những bước trên thì nhóm chúng tôi mới bắt tay vào nghiên cứu sâu.
Việc đầu tiên trong tiến trình nghiên cứu là xem Giảo cổ lam sống được ở những vùng sinh thái nào để tiến hành đi tìm kiếm. Kết quả nghiên cứu cho thấy Giảo cổ lam thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu, thổ những mát tương tự như dãy núi Phanxipăng.
Qua quá trình tìm kiếm, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiếp tục phát hiện thấy Giảo Cổ Lam ở Hoà Bình, Cao Bằng.
Nghiên cứu tiếp theo là về thành phần dược tính, hóa học của dược liệu. Việc nghiên cứu này nhằm đối chiếu với các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học có trong Giảo cổ lam của các nước đã công bố xem nó có tương ứng hay không.
Cuối cùng chúng tôi mới nghiên cứu độc tính xem nó có độc hay không, nghiên cứu độc tính bán trường diễn xem có ảnh hưởng đến chức năng của gan, tính năng của máu hay không…
Thưa Giáo sư, thành phần hóa học chủ yếu của Giảo cổ lam là gì?
Giảo cổ lam có hai thành phần hóa học chủ yếu là Flavonoid và Saponin. Saponin trong Giảo cổ lam có cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại tương tự Tâm thất và Nhân sâm. Flavonoid có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra Giảo cổ lam còn chứa nhiều acid amin tan trong nước, các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se và nhiều vitamin.
Vậy trong Giảo cổ lam có thành phần gây độc?
Qua kết quả nghiên cứu đã xác định Giảo cổ lam không có độc tính.
Xem clip giới thiệu Giảo cổ lam: http://www.youtube.com/watch?v=RAORSLWoHI4
GS.TS Phạm Thanh Kỳ nói về Giảo cổ lam
Thưa Giáo sư, Những tác dụng đã được khẳng định của cây Giảo cổ lam là gì? Dược liệu Giảo cổ lam Việt Nam có tốt hơn Giảo cổ lam Trung Quốc?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần Giảo cổ lam ở Việt Nam tốt hơn ở Trung Quốc vì chúng ta vẫn đang khai thác Giảo cổ lam ở dạng tự nhiên.
Qua thực nghiệm một số tác dụng của Giảo cổ lam thể hiện rõ đó là:
– Hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol có hại toàn phần, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vỡ mạch máu, chống hiện tượng huyết khối và ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch và não. Chống lão hóa mạnh, giảm căng thẳng hiện tượng mệt mỏi, giúp tăng khả năng làm việc, tăng lực mạnh.
– Tăng cườngsức đề kháng của hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của khối u.
– Có tác dụng chống ôxy hóa, stress…
– Tăng cường chức năng giải độc gan, tốt cho tế bào gan; điều chỉnh những rối loạn chuyển hóa mỡ nên giảm cân tốt với những người thừa cân, béo phì, nhất là những vùng mỡ thừa như bụng, đùi, cánh tay.
Thưa Giáo sư, hiện nay Giảo cổ lam được bào chế như thế nào?
Sau khi nghiên cứu thấy công dụng tốt của cây Giảo cổ lam với sức khỏe mới tính đến dạng bào chế. Dạng bào chế đầu tiên và phổ biến nhất là dạng chè. Sau đó tiếp tục nghiên cứu bào chế thành thuốc ở dạng viên để tiện sử dụng.
Khi dùng Giảo cổ lam cần lưu ý những điều gì? Hiện nay nhiều người sử dụng chè Giảo cổ lam uống hàng ngày. Vậy nếu dùng Giảo cổ lam liên tục thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không thưa Giáo sư?
Như tôi đã nói ở trên, cây Giảo cổ lam không chứa thành phần độc tính nên sử dụng hàng ngày đều không có tác hại gì cho sức khỏe. Vì vậy, Giảo cổ lam có thể dùng thường xuyên liên tục trong ngày. Nhưng khi sử dụng đến dạng viên hoặc dạng thuốc thì cần phải sử dụng theo chỉ định và có sự tư vấn của bác sỹ.
Người dùng cũng cần lưu ý một số điểm khi sử dụng dạng chè hay dạng viên của Giảo Cổ Lam:
– Nên uống Giảo cổ lam vào lúc buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không uống Giảo cổ lam lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì sẽ làm tỉnh táo gây khó ngủ tương tự như uống nhân sâm.
– Người bị đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc đã ăn no hoặc thêm vài lát gừng tươi.
– Giảo cổ lam giúp làm tăng chuyển hóa cơ thể, do vậy khi uống Giảo cổ lam xong thường có cảm giác nóng người, có khả năng xảy ra hiện tượng tăng huyết áp nhẹ, khố miệng, khát nước vì thế cần phải uống thêm nhiều nước lọc để cơ thể điều chỉnh về trạng thái ổn định…
Cây Giảo cổ lam rõ ràng là một loại “thần dược” nhưng lại không quá hiếm vì theo Giáo sư cho biết là nó xuất hiện ở nhiều vùng núi cao phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình,… Vậy có phải thiên nhiên đã ưu đãi cho chúng ta một nguồn nguyên liệu rất dồi dào?
Thực ra, tuy Giảo cổ lam xuất hiện ở vùng núi cao các tỉnh phía Bắc nhưng lại khó ươm trồng. Hiện tại chỉ có Hòa Bình mới đáp ứng được điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng để cho cây Giảo cổ lam phát triển và cho kết quả thành phần hóa học tương đối ổn định. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã mang cây Giảo cổ lam đem trồng thử nghiệm ở một số tỉnh có khí hậu mát thuộc vùng núi cao miền Bắc để duy trì nguồn thảo dược này nhưng cây phát triển chậm và thành phần hóa học trong cây lại không được ổn định.
Với cuộc trao đổi với GS.TS Phạm Thanh Kỳ thì những nghi vấn về tác dụng Hỗ trợ chữa trị, điều trị bệnh của Giảo cổ lam đã phần nào được giải đáp.
Xem thêm tại đây.