1. Làm sao phát hiện được bệnh tiểu đường sớm ?
Ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gây sụt cân thì nên nghĩ đến bệnh tiểu đường.
Người bệnh tuy uống nhiều nước, nhưng vẫn không giảm được cảm giác khát nước, mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhiều trong thời gian ngắn. Các dấu hiệu trên, có thể biểu hiện rõ cả bốn triệu chứng ở người bệnh này, nhưng chỉ biểu hiện một, hai triệu chứng ở người khác. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như trên, bạn có thể đến bác sỹ chuyên khoa Nội tiết để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Trường hợp thấy vết thương lâu lành, thấy có cảm giác dị cảm ở đầu chi như cảm giác kiến bò, kim châm… bạn nên đi khám ngay.
Nhưng để phát hiện bệnh sớm hơn, những người mập phì hoặc có người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) bị mắc bệnh Đái tháo đường nên đi khám để được bác sỹ nội tiết chẩn đoán, theo dõi.
2. Các xét nghiệm cần làm ?
Để chẩn đoán bệnh tiểu đường, xét nghiệm thường được làm là đường huyết lúc đói. Đường huyết lúc đói thường được làm vào buổi sáng hoặc sau 8 giờ không ăn. Lượng đường huyết của người bình thường thường dao động từ 70mg/dl – 100mg/dl).
Trường hợp lượng đường huyết lúc đói của bạn trong hai lần thử bất kỳ đều lớn hơn 100mg/dl và nhỏ hơn 126mg/dl thì được gọi là “Rối loạn đường huyết đói”.
Nếu đường huyết lúc đói >= 126mg/dl bạn sẽ được bác sỹ đề nghị làm xét nghiệm lần nữa vào ngày khác. Cả hai lần xét nghiệm, lượng đường huyết đều >= 126mg/dl thì bác sỹ sẽ chẩn đoán là bị tiểu đường.
Tuy nhiên trường hợp thử đường huyết bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà >= 200mg/dl, đồng thời có các triệu chứng của tăng đường huyết đã nêu ở trên thì cũng được chẩn đoán là bị tiểu đường. Nếu trường hợp không có triệu chứng tăng đường huyết nhưng xét nghiệm đường huyết bất kỳ trong cả hai lần đều >= 200mg/dl thì cũng được chẩn đoán chắc chắn bị tiểu đường.
Trong trường hợp nghi ngờ, bác sỹ Nội tiết có thể sẽ tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán cho bạn.
Ngoài ra, để chẩn đoán xem bạn đã bị các biến chứng do tiểu đường gây ra hay chưa, bác sỹ sẽ đề nghị làm thêm các xét nghiệm về lipid máu (Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglycerid), chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, khám mắt, chụp X quang phổi. Các xét nghiệm khác như Doppler mạch máu, cũng có thể được thực hiện.
Trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh, các bác sỹ cho làm xét nghiệm HbA1c 3 tháng một lần nhằm đánh giá kết quả của sự ổn định về chuyển hóa trên người bệnh bị tiểu đường.
3. Nên làm gì khi đã bị tiểu đường ?
Khi bác sĩ đã chẩn đoán chắc chắn bạn bị tiểu đường, bạn không nên quá hốt hoảng hoặc không quan tâm gì đến bệnh.
Bệnh có tính chất mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó cần phải có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống… và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Người bệnh nên sống năng động hơn, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tính năng lượng cần thiết, thành phần các loại thức ăn cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo một chế độ ăn thích hợp cho mỗi người. Tất cả 2 biện pháp này là nhằm giúp cho bạn đạt được cân nặng lý tưởng của mình, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu.
Khi cả hai biện pháp trên vẫn không làm ổn định được đường huyết ở mức bình thường, bạn sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đường huyết để điều trị. Dùng thuốc nào là phù hợp với bệnh của bạn? Điều này sẽ do bác sĩ quyết định, dựa trên tình trạng của bệnh.
Hình ảnh: Hạt Methi Ấn Độ
Sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là hạt Methi, cũng hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Methi thuộc cây họ đậu, có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ lâu đã được biết tới như là khắc tinh của bệnh tiểu đường. Hạt Methi Ấn Độ được các chuyên gia và bệnh nhân tiểu đường công nhận có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị tiểu đường, hạ đường huyết, giảm cholesterol.
4. Tại sao theo dõi đường huyết là quan trọng ?
Đường huyết tăng kéo dài sẽ gây biến chứng trên mắt, thận, thần kinh, mạch máu… Tuy nhiên nếu đường huyết được kiểm soát tốt, luôn duy trì ở giới hạn bình thường sẽ giúp giảm tỷ lệ biến chứng.
Tự theo dõi sẽ cho bạn biết mức đường huyết hiện tại, giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn và thuốc cho thích hợp hơn và kịp thời hơn. Các số liệu về đường huyết trong thời gian bạn điều trị tại nhà sẽ rất cần thiết và hữu ích cho bác sĩ của bạn, cho phép bác sỹ có phương thức điều trị hợp lý nhất.
5. Mục tiêu của việc điều trị là gì ?
Tất cả các biện pháp điều trị tiểu đường dù sử dụng một phương pháp hay kết hợp 2 – 3 phương pháp với nhau… đều nhằm bốn mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là giảm các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều… và duy trì lượng đường huyết ở giới hạn bình thường hoặc gần bình thường nhất cho bệnh nhân. Mục tiêu thứ hai là để người bệnh đạt được cân nặng hợp lý (cân nặng lý tưởng).
Mục tiêu thứ ba là làm chậm sự xuất hiện các biến chứng, tránh các biến chứng nguy hiểm như hôn mê tăng đường huyết, suy thận, hoại tử chân do tắc mạch… Tất cả các nỗ lực của bệnh nhân và thầy thuốc trong điều trị, theo dõi và dự phòng đều nhằm mục tiêu là “Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh”, đấy chính là mục tiêu thứ tư.
Liên hệ mua hạt Methi Ấn Độ: Công ty cổ phần Doca – 58 Giải Phóng – SĐT: 0973 996 304
Xem thêm thông tin khuyến mại và giá tại: http://www.hatmethiando.net/