Để đạt được mức đường huyết ở mức bình thường là điều không khó mà cũng không phải dễ với tất cả mọi người. Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện cũng như thói quen sinh hoạt của con người. Kiểm soát đường huyết tốt giúp chúng ta tránh những biến chứng không đáng có. Lợi ích của việc tự theo dõi đường huyết là gì?
Mục đích của việc theo dõi đường huyết
– Cung cấp những thông tin chính xác về tình trạng đường huyết của mình.
– Hiểu được mối tương quan giữa đường huyết và chế độ ăn uống , tập luyện thể dục thể thao như thế nào
– Cho chúng ta biết việc dùng thuốc và chế độ ăn kiêng có hiệu quả hay không
– Theo dõi những bất thường như tăng hay tụt đường huyết để khắc phục kịp thời.
– Khi không kiểm soát được đường huyết trong thời gian dài cần phải báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời
Khi nào nên kiểm tra đường huyết?
Tần xuất thử đường huyết phụ thuộc vào việc chúng ta bị tiểu đường Typ1 hay Typ2.
– Tiểu đường Typ1: Nên kiểm tra thường xuyên để có thể kiểm soát đường huyết được tốt nhất. Nếu có thể nên kiểm tra 4 lần/ ngày
– Tiểu đường Typ2: Nếu như bệnh nhân đang kiểm soát đường huyết bằng phương pháp ăn uống và tập luyện thì nên kiểm tra 2-3 lần/ 1 tuần. Nếu đang kiểm soát bằng thuốc viên thì 8-10 ngày kiểm tra 1 lần. Nếu đang phải tiêm thì nên kiểm tra 3 lần/ngày. Nếu bị tăng đường huyết lúc nửa đêm hoặc sáng sớm thì nên thử vào lúc 2-3 giờ sáng.
Tự đo đường huyết tại nhà
Thời điểm thích hợp để kiểm tra đường huyết
– Lúc đói
– Sau ăn 1-2h
– Nửa đêm
– Trước khi đi ngủ
– Trước và sau khi tập thể dục
Vùng đường huyết an toàn và nguy hiểm
1. Vùng đường máu nguy hiểm
– Đường máu quá thấp:
– Đường máu quá cao: > 10mmol/l ( 180mg/ dL): Gây nhiều biến chứng nguy hiểm
2. Vùng đường máu an toàn
– Đường máu lúc đói: 5-7,2 mmol/l
– Đường máu sau ăn:
– Đường máu trước khi đi ngủ: 6-8,3 mmol/l
Đường máu thích hợp dựa vào tuổi tác, mức độ biến chứng, bệnh lý kèm theo…
Bệnh nhân có thể tự đo đường huyết dựa vào máy đo đường huyết tại nhà. Máy đo đường huyết có nhiều loại và độ chính xác cũng vậy. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lựa chọn tốt nhất.
Thông tin bệnh tiểu đường xem thêm tại http://www.hatmethiando.net/