10 cách tốt nhất để ổn định lượng đường huyết và chăm sóc sức khỏe người bệnh tiểu đường:
1. Những bữa ăn có hàm lượng GL ít. GL tượng trưng cho chỉ số Glycaemic, thước đo phản ánh tốc độ tăng đường huyết. Để có thể kiểm soát chỉ số GL, bạn cần ước chừng hàm lượng carbohydrate trong các món ăn và xây dựng khẩu phần hợp lý cho bữa ăn. Một bữa ăn với các món ăn không chứa nhiều carbohydrate sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết.
2. Hạn chế sử dụng đường. Tiêu thụ quá nhiều đường hiển nhiên sẽ làm gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể, dần dần dẫn đến các thành tuyến tụy bị ăn mòn, gây khó khăn cho quá trình chuyển hóa hooc môn đường huyết và để lại những hậu quả lâu dài. Lượng đường huyết cao cũng dẫn tới những chứng bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, lão hóa sớm. Các nhà khoa học thậm chí còn đánh giá đường còn nguy hiểm hơn cả chất béo hòa tan và muối.
3. Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn bảo vệ tim mạch và tăng cường sức khỏe của bạn. Đối với người bệnh tiểu đường loại I, tập thể dục sẽ làm cải thiện lượng đường huyết và giảm hàm lượng hooc môn đường huyết cần thiết. Còn với bệnh nhân tiểu đường loại II, những bài tập đều đặn sẽ giảm thiểu tình trạng nhờn hooc môn đường huyết trong cơ thể bạn, và quá trình hấp thụ đường trong máu diễn ra hiệu quả hơn.
4. Bổ sung thêm vitamin và chất khoáng. Vitamin D giúp cải thiện quá trình sản sinh hooc môn đường huyết trong cơ thể và duy trì tình trạng nhạy hooc môn đường huyết, vitamin B1 giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Trong khi đó, Crom, Canxi và Magie từ các chất khoáng cũng đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường. Ban có thể bổ sung các loại vitamin và chất khoáng qua bữa ăn hoặc các loại thuốc, thảo dược.
5. Ưu tiên chất béo không hòa tan. Không phải các chất béo đều có tác dụng như nhau. Chất béo hòa tan từ thịt và các sản phẩm từ bơ sữa có thể làm tắc nghẽn quá trình chuyển hóa hooc môn đường huyết ở tuyến tụy và gây ra bệnh tiểu đường loại II. Các axit béo không bão hòa omega-3 được tìm thấy rất nhiều trong dầu cá, không chỉ thúc đẩy quá trình chuyển hóa hooc môn đường huyết mà còn giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh tim mạch.
6. Chú trọng giấc ngủ của bạn. Khi bạn ngủ, não của bạn sẽ tiết ra một hóc-môn có tên gọi là melatonin, và khi thức giấc, một hóc-môn khác ở tuyến thượng thận chỉ tiết ra là serotonin. Cả 2 loại hóc-môn đều có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Vì vậy, những người ngủ không đủ giấc thường có lượng đường huyết cao, và có nguy cơ lớn mắc bệnh tiểu đường.
7. Những thức ăn “chuyên trị” bệnh tiểu đường. Các thực phẩm chứa axit béo không no như dầu cá hồi có tác dụng hạ đường huyết, giảm huyết áp. Nho đỏ sẽ làm tăng độ nhạy, còn dâu tây sẽ làm thuyên giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Café và socola đen sẽ hỗ trợ ngăn ngừa quá trình nhờn hooc môn đường huyết và bảo vệ các thành beta, nơi sản sinh ra hooc môn đường huyết ở tuyến tụy.
8. Tìm đến các loại thảo dược. Một số loại thảo dược đặc biệt hiệu quả trong việc hạ đường huyết mà không để lại những tác dụng phụ nếu dùng đúng liều lượng. Có thể kể đến hạt methi, quế, tỏi, nhân sâm, giảo cổ lam… Đó là những loại thảo dược đặc biệt có lợi cho người bệnh tiểu đường, không chỉ hạ đường huyết mà còn kèm theo nhiều công dụng thần kì khác.
9. Không quá phụ thuộc vào các loại dược phẩm. Các loại dược phẩm đều có tác dụng phụ, một vài trong số chúng có thể đe dọa tới tính mạng. Thậm chí, một số loại thuốc có tác dụng điều hòa cholesterol lại có thể gây ra bệnh tiểu đường.
10. Theo dõi sức khỏe kỹ càng. Lượng đường huyết cao luôn kèm theo những biến chứng phức tạp. Bạn nên tìm hiểu thêm nhiều thông tin về bệnh tiểu đường và những biến chứng của bệnh cũng như cách hỗ trợ chữa trị, điều trị. Bạn cần kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và nhanh chóng gặp bác sĩ nếu thấy những triệu chứng khác thường.
Tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường tại hatmethiando.net.