Bệnh tật luôn là những mối nguy hiểm đến bất ngờ, tuy nhiên nếu chúng ta quan sát và để ý được các biểu hiện của cơ thể chúng ta sẽ nhận diện được dấu hiệu sớm nhất của bệnh, để hỗ trợ chữa trị, điều trị kịp thời nhất. Bệnh tiểu đường cũng vậy, được coi là căn bệnh, kẻ giết người thầm lặng, xảy ra phổ biến ở nhiều độ tuổi, không loại trừ một ai, nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh cho đến khi giai đoạn cuối.
Dưới đây là một số dấu hiệu,triệu chứng giúp chúng ta sớm nhận biết, phát hiện căn bệnh tiểu đường, để kịp thời có những giải pháp hỗ trợ chữa trị, điều trị tốt nhất.
1) Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm:
Nếu dạo gần đây bạn hay đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, dù bạn đã cố gắng không ăn canh, uống nước vào buổi tối, thì hãy đi khám ngay để được tư vấn cũng như kiểm tra lượng đường trong máu, vì khi chúng ta đi tiểu ban đêm lượng glucozơ thoát khỏi máu do thận yếu.
2) Uống nhiều nước, khát nước liên tục:
Bạn uống nước nhiều hơn và thấy khát hơn bình thường dù không ăn mặn, đây có thể là dấu hiệu do cơ thể cần bổ sung thêm nước nước.
3) Giảm cân:
Bạn không có nhu cầu cần giảm cân mà lại bị giảm cân liên tục, đó là sự giảm cân không lành mạnh, bạn cần phải cần được kiểm tra, thăm khám để đo lượng đường trong máu cao.
4) Luôn cảm thấy đói:
Luôn cảm thấy đối, đó là hiện tượng khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể luôn có cảm giác bị đói để cần, bổ sung thêm đường.
5) Những triệu chứng trên da:
Da bị ngứa ngáy và khô da, trong khi trước đây chưa từng như vậy, lúc đầu tưởng dị ứng nhưng bôi, uống thuốc không khỏi?….đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo khả năng bạn mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt da ở những vùng kín như cổ hoặc nách, bẹn. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.
6) Vết thương chậm lành:
Vết thương do xây sát, chảy máu hoặc vết thương bầm tím, do va đập, ngã lâu lành, trong khi trước kia rất nhanh hổi phục. Đây có thể là nguyên nhân do lượng đường trong máu lớn, mạch máu lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch khó, quá trình lưu thông máu đến các vùng của cơ thể bị thương để hỗ trợ chữa trị, điều trị lành vết thương cũng chậm.
7) Cảm giác mệt mỏi và hay khó chịu trong người:
Lượng đường trong máu cao, tích tụ lâu ngày không được giải phóng dẫn tới sức khỏe giảm sút, cơ thể meeth mỏi, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và người bệnh dễ cáu kỉnh, khó chịu trong người.
8) Giảm thị lực dần dần:
Khi lượng đường trong máu bình thường, thì thị lực không có biểu hiện gì khác thường trừ khi bạn nhìn, làm việc với máy tính quá lâu……Nhưng ngược lại lượng đường trong máu cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ biến đổi, khả năng làm giảm tầm nhìn, giảm chất lượng hình ảnh nhìn, ….nếu xảy ra trong thời gian dài, dẫn tới mắt sẽ bị tổn thương nặng, thậm chí có thể không nhìn thấy và bị mù lòa.
Lời khuyên từ bác sĩ: Chúng ta cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý – khoa học để phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng. Đặc biệt là – Hãy đi xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các máy móc hiện đại được đưa vào phục vụ cho ngành y, để bảo vệ sức khỏe bạn nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra và phòng bệnh nói chúng, bệnh tiểu đường nói riêng theo định kỳ, để có chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm hợp lý nhất. Khi cơ thể chúng ta khỏe mạnh, có sức khỏe có tất cả, ngược lại nếu bạn không thăm khám và phát hiện kịp thời bệnh tật, có khả năng của cải bạn tích cớp cả đời cũng đi tong. Chúc bạn luôn khỏe, và thành công trong cuộc sống.