Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường nôm na là đường trong máu được đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu. Đây là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa Cacbohydrat khi hoocmon của tuyến tụy bị thiểu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường máu luôn luôn cao, trong giai đoạn đầu thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, đi tiểu về đêm do đó có cảm giác khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, giảm thị lực, suy thận, liệt dương…
Phân loại:
Loại 1 ( Type 1)
Khoảng 5-10 % tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1 và thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi ( dưới 20 tuổi) . Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị kịp thời. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của bệnh tiều đường loại 1 là : Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Loại 2 ( Type 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90- 95% trong tổng số bệnh nhân tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở những người độ tuổi 30 thậm chí cả độ tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường có ít triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm máu. Hoặc được phát hiện qua các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng kéo dài…
Bệnh tiểu đường thai nghén.
Bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm tỉ lệ nhỏ và sẽ hết khi hết thai kỳ.
Hình ảnh minh họa: Bệnh tiểu đường
Chẩn đoán
Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:
ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói”. Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là “bình thường” vì theo thời gian, rất nhiều người người “rối loạn dung nạp đường khi đói” sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói” bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu
Đôi khi các bác sỹ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là “test dung nạp glucose bằng đường uống”.
Test này được thực hiện như sau:
Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (> 200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.
Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng – không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.
Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:
Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1 mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng
Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.
Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:
Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.
Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường
Định lượng HbA1 hoặc HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c
Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):
Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả
Peptid C (một phần của): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.
Điều trị
Luôn theo dõi tình trạng bệnh
Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị
Lối sống và chế độ ăn uống
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
· Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.
· Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
· Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
· Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
· Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
· Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận…
· Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
· Đơn giản và không quá đắt tiền.
· Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Thuốc điều trị
Vấn đề về thuốc chúng tôi sẽ không đề cập tới trong bài viết này bởi đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Tùy từng trường hợp mà bác sỹ khám bệnh sẽ kê đơn hợp lý cho từng người.
Có 2 phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc tân dược và thảo dược.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thảo dược có tác dụng giảm đường huyết, giảm Cholesterol rất tốt cho người bệnh tiểu đường như hạt methi Ấn Độ, Giảo cổ lam…Mỗi loại này có cách sử dụng khác nhau tùy theo mức đường huyết của mỗi người.
Thông tin về bệnh tiểu đường có thể tham khảo thêm tại http://www.hatmethiando.net/c/thong-tin-benh-tieu-duong.htm/
Nguồn: wikipedia.org